VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!

Join the forum, it's quick and easy

VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!
VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LUẬN VỀ NIỆM PHẬT
ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC PG:  TIẾN ĐỘ LỊCH SỬ EmptyWed May 21, 2014 12:49 am by Admin

» Duy ngã độc tôn
ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC PG:  TIẾN ĐỘ LỊCH SỬ EmptySat May 10, 2014 12:17 am by Admin

» VIỄN LY – QUYẾT ĐỊNH GIẢI THOÁT
ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC PG:  TIẾN ĐỘ LỊCH SỬ EmptySat Jan 14, 2012 10:31 am by Admin

» THI HAY KỆ
ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC PG:  TIẾN ĐỘ LỊCH SỬ EmptyFri Jan 13, 2012 6:32 am by Admin

» VỌNG TƯỞNG LUÂN HỒI
ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC PG:  TIẾN ĐỘ LỊCH SỬ EmptyWed Dec 07, 2011 11:59 am by Admin

» QUAN ĐIỂM CỦA TÔI
ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC PG:  TIẾN ĐỘ LỊCH SỬ EmptyMon Dec 05, 2011 10:51 pm by Admin

» Mục lục - Giới thiệu
ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC PG:  TIẾN ĐỘ LỊCH SỬ EmptyMon Dec 05, 2011 10:48 pm by Admin

» ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI TẠP CHÍ NEWSWEEK
ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC PG:  TIẾN ĐỘ LỊCH SỬ EmptyFri Oct 14, 2011 9:36 am by Admin

» BẢO HÀNH VƯƠNG CHÍNH LUẬN
ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC PG:  TIẾN ĐỘ LỊCH SỬ EmptyWed Sep 14, 2011 5:05 am by Admin

Affiliates
free forum


ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC PG: TIẾN ĐỘ LỊCH SỬ

Go down

ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC PG:  TIẾN ĐỘ LỊCH SỬ Empty ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC PG: TIẾN ĐỘ LỊCH SỬ

Bài gửi  Admin Fri Jun 04, 2010 3:20 am


ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC PHẬT GIÁO: TIẾN ĐỘ LỊCH SỬ

Nguyên tác: Explanation of Buddhist Sexual Ethics: An Historical Perspective
unedited transcript
Tác giả: Alexander Berzin
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 05/03/2010

--***--

326. Trước tâm này buông lung,
Chạy theo ái, dục, lạc.
Nay Ta chánh chế ngự,
Như cầm móc điều voi.
(Kinh Pháp Cú - Đại Trưởng Lão Minh Châu dịch)


Được sửa bởi Admin ngày Wed Jun 09, 2010 9:45 pm; sửa lần 1.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC PG:  TIẾN ĐỘ LỊCH SỬ Empty Re: ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC PG: TIẾN ĐỘ LỊCH SỬ

Bài gửi  Admin Wed Jun 09, 2010 9:39 pm

ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC PG:  TIẾN ĐỘ LỊCH SỬ Three%20Jewels



ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC PHẬT GIÁO: TIẾN ĐỘ LỊCH SỬ


--***--

Tối nay chúng ta sẽ nói về Đạo Đức Tình dục Phật giáo. Như bất cứ giáo huấn nào của Đạo Phật, chúng ta cần thấy nó thích ứng như thế nào trong căn bản cấu trúc của Phật giáo, mà nó là bốn chân lý cao quý. Một cách rất tóm tắt, Đức Phật nói về sự thật về khổ đau mà tất cả chúng ta trãi qua – đây là chân lý thứ nhất. Vì thế, sự thật về khổ não của bất hạnh, và đau đớn, khổ não của hạnh phúc thông thường của chúng ta là nó không bao giờ kéo dài và rồi biến thành bất hạnh – giống như khi chúng ta tiếp tục ăn những thực phẩm mà chúng ta thích, hạnh phúc mà chúng ta mới đầu có sẽ biến thành buồn phiền khi chúng ta đầy bụng.

Rồi thì có sự khổ não lan tràn cùng khắp, mà nó là cơ sở để trãi qua hai loại trước, cũng là điều của sự tái sinh luân hồi không thể kiểm soát của chúng ta, với một thân thể và tâm thức mà nó sẽ là cở sở cho phiền não hay những sự hạnh phúc thông thường. Và, nguyên nhân chính của tất cả những điều ấy là sự bất giác hay không hiểu biết của chúng ta về nhân và quả và của thực tại, và những cảm xúc phiền não đã phát sinh bởi chúng, và thái độ nghiệp báo bị sinh khởi bởi những cảm xúc phiền não ấy – cả thái độ tàn phá cũng như thái độ xây dựng, cũng như ngay cả thái độ xây dựng của chúng ta, khi nó bị pha lẫn với mê mờ si ám về việc chúng ta hiện hữu như thế nào và mọi thứ đã hiện hữu như thế nào, tất cả những thứ ấy làm tiếp tục không ngừng vòng sinh tử luân hồi của chúng ta.

Chân lý thứ ba là có thể đạt đến một sự chấm dứt thật sự những khổ đau bằng việc xa rời những nguyên nhân thật sự của nó, do thế chúng sẽ không bao giờ lập lại một lần nữa. Và thứ tư là con đường chân thật của tâm thức , trong những ngôn ngữ khác đấy là cung cách suy nghĩ, mà cũng là cung cách hành động và nói năng phát sinh bởi suy nghĩ ấy, những điều sẽ có thể cho phép chúng ta đạt đến sự chấm dứt chân thật hay diệt đế [1].

Đấy là cấu trúc căn bản của giáo lý Đạo Phật. Thế nên, khi chúng ta nói về đạo đức tình dục, chúng ta phải hiểu vị trí của thái độ tình dục trong những hình thức của tập đế hay chân lý về nguyên nhân của khổ não. Và nếu chúng ta muốn đạt đến chân lý ngừng dứt khổ não – đặc biệt là sinh tử luân hồi liên tục như căn bản mà nó cũng sẽ bao gồm khổ đau của bất hạnh cũng như khổ đau của những hạnh phúc thông thường của trần gian – rồi thì chúng ta cần phải chiến thắng những gì là những khía cạnh khó khăn của thái độ tình dục của chúng ta.

Bây giờ, theo quan điểm Phật giáo, khi chúng ta nói về đạo đức nó không phải là vấn đề có một hệ thống luật lệ và tuân thủ chúng; đấy là nhận thức của Tây phương hoặc là đến từ Thánh kinh hay từ luật lệ dân sự. Toàn bộ căn bản đạo đức trong Phật giáo được cấu trúc theo tuệ giác [2]. Nói cách khác, nền tảng cho thái độ đạo đức của chúng ta không phải là sự tuân thủ luật lệ mà đúng hơn là sự phân biệt giữa những gì lợi ích và những gì tổn hại. Thế nên, không ai nói rằng chúng ta phải tránh một loại thái độ nào đấy mà nó sẽ làm nguyên nhân cho khổ đau và rắc rối; đấy là sự lựa chọn của chúng ta. Nếu chúng ta muốn tránh khổ đau, xa lánh chúng, rồi thì Đức Phật đưa ra đây là những loại thái độ mà chúng ta cần xa lánh. Và rồi đấy là sự chọn lựa của chúng ta. Vì vậy, nó không phải là vấn đề hãy là một người tốt hay một người xấu hay tuân theo luật lệ và không có nhận thức về tội lỗi; tội lỗi là nếu chúng ta vi phạm luật lệ.

Do vậy, toàn bộ sự thảo luận về đạo đức tình dục được đặt trọng tâm chung quanh toàn bộ khía cạnh tuệ giác [phân biệt tỉnh thức] này. Và, nếu chúng ta không thể tránh một loại thái độ tình dục rắc rối nào đấy, thế thì có rất nhiều, rất nhiều yếu tố mà chúng sẽ ảnh hưởng mức độ khổ não do thái độ ấy sản sinh cho chúng ta. Và vì thế, những gì chúng ta cố gắng hành động là giảm thiểu tối đa sự trầm trọng của thái độ tình dục không thích đáng. Điều ấy liên hệ đến sự phân biệt giữa những gì chúng ta sẽ tạo nên hành động có những hậu quả trầm trọng và những gì chúng ta làm nên có những hậu quả nhẹ nhàng hơn, và hãy cố gắng tạo tác những hậu quả nhẹ nhàng nhất mà chúng ta có thể.

Bây giờ, chúng ta cẩn thấu hiểu những đặc trưng được dùng trong việc phân loại những loại thái độ khác nhau. Có những hành vi phi đạo đức [3]. “Phi đạo đức” có nghĩa là chúng ta sẽ không giới thiệu nó cho bất cứ người nào. Chúng không đáng ca ngợi và chúng sẽ sản sinh một số những rắc rối. Một số là không thích đáng một cách tự nhiên [4], vì thể chúng sẽ là phi đạo đức đến bất cứ người nào; và một số là cấm chỉ phi đạo đức [5], chúng được gọi thế, mà Đức Phật giới thiệu cho một số người nào đấy trong những hoàn cảnh nào đấy cho họ tránh điều ấy. Và đây là những hành động căn bản trung tính đạo đức, thí dụ, một sư cô hay sư thầy ăn uống sau giờ ngọ. Ăn uống sau buổi trưa là một hành vi trung tính đạo đức, nhưng nếu chúng ta là những sư cô hay sư thầy và chúng ta muốn thiền tập với một tâm thức trong sáng vào buổi tối và vào buổi sáng, thế thì tốt nhất là hãy tránh ăn sau buổi trưa.

Bây giờ, đối lại những hành vi cấm chỉ phi đạo đức này ( đạo đức trung tính), đó là những hành vi phi đạo đức với tính chất tự nhiên là tàn phá. “Tàn phá” có nghĩa là chúng sẽ có kết quả trong khổ đau – ngoại trừ chúng ta tịnh hóa nó. Bây giờ, tất cả những thái độ tình dục là phi đạo đức một cách tự nhiên. Đó không phải là những gì mà chúng ta như những người Tây phương muốn nghe. Nhưng tại sao tất cả những thái độ tình dục là tàn phá lại là vấn đề quan trọng. Tất cả những thái độ tình dục là tàn phá bởi vì – theo những luận điển và tôi tin rằng chúng ta có thể xác quyết điều này từ kinh nghiệm của chúng ta – nó làm cho những cảm xúc phiền não gia tăng. Và nếu chúng ta muốn đạt đến giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, chúng ta phải chiến thắng những cảm xúc phiền não. Vì thế, nếu chúng ta muốn đạt đến giải thoát, cuối cùng chúng ta phải từ bỏ tất cả những thái độ mà chúng có thể sẽ làm cho những cảm xúc phiền não gia tăng.

Cũng thế, nếu chúng ta nhìn vào mật điển Thời Luân (Kalachakra Tantra), nó giải thích rằng thái độ tình dục và phương cách đến kích thích cực độ làm gia tăng dục vọng và dính mắc của chúng ta. Chúng ta muốn có sự kích thích cực điểm ấy. Và khi chúng ta có sự kích thích cực độ ấy và nó chấm dứt, rồi thì sau đó chúng ta chìm đắm vào một trạng thái si ám ngờ ngệch vì chúng ta hoàn toàn bị mê mờ. Vì thế, đây là những gì trong luận điển nói và chắc chắn nếu chúng ta thẩm tra chính mình một cách chân thật, đấy là những gì xãy ra.

Chúng ta biết rằng theo những giáo huấn không phải mọi người phải là một sư cô hay sư thầy nhằm đề đạt đến giải thoát và giác ngộ. Chúng ta có thể cũng cần là những người gia trưởng. Vậy một người gia trưởng là gì? Một người gia trưởng có nghĩa là ai đấy với một người vợ hay một người chồng và con cái và nhà cửa. Nó không có nghĩa là một người nào đấy với hành vi tình dục. Do thế, tại những điềm nào đấy, nếu chúng ta thật sự muốn đạt đến giải thoát chúng ta sẽ phải chấm dứt mọi thái độ dục tình. Đây là những sự thật.

Bây giờ, hầu hết chúng ta chắc chắn là chưa sẳn sàng ở cấp độ ấy, tức là chỗ mà chúng ta phải từ bỏ mọi thái độ tình dục. Nhưng đừng lừa dối chính mình. Đạo Phật không phải được chứa đầy những ý tưởng lãng mạn và về vấn đề dục tình tuyệt diệu như thế nào và ban tặng hạnh phúc đến người khác tuyệt vời như thế nào. Đó không phải là những gì Đạo Phật nói, xin lỗi rất tiếc. Phật giáo phân loại điều ấy như sự quan tâm sai lầm: xem khổ đau như hạnh phúc. Bởi vì với thái độ tình dục đối với ai đấy, chúng ta cố gắng làm cho người đó hạnh phúc nhưng đó là một loại thứ hai của khổ đau, hạnh phúc trần tục sẽ biến đi, nó sẽ không tồn tại lâu, và nó sẽ làm cho những xúc tình phiền não gia tăng.

Quan điểm ấy tôi nghĩ là rất quan trọng đừng ngu ngơ về tình dục là gì theo quan điểm của Đạo Phật. Nếu chúng ta sắp liên hệ trong thái độ tình dục – bất cứ loại thái độ nào mà nó có thể là – tối thiểu hãy hiểu điều gì trong mức độ sâu xa, căn bản nhất nhất bị nối kết với nó. Và đừng lý tưởng hóa nó; cứ thụ nhận nó như nó là, nhưng đừng làm ra vẻ long trọng về nó.

Bây giờ, với đặc trưng ấy về tất cả những thái độ tình dục, điều gì là phi đạo đức một cách tự nhiên, chúng ta có hai sự phân chia: điều gì được gọi là thái độ tình dục không thích đáng, và điều gì không phải không thích đáng, tức là điều tôi đoán là chúng ta sẽ gọi “thái độ tình dục thích đáng.” Vậy thì nó có nghĩa là khổ não phát sinh bởi thái độ tình dục không chính đáng là to lớn hơn khổ đau sinh ra bởi thái độ tình dục thích đáng. Bây giờ xin lưu ý quý vị, không ai phủ nhận rằng thái độ tình dục mang hạnh phúc trần tục thông thường cho chúng ta. Dĩ nhiên là thế, nhưng đó là một loại của khổ đau.

Thế nên, thái độ tình dục thích đáng sẽ là với người phối ngẫu hôn nhân của quý vị và chỉ trong tiêu chuẩn của hành vi tình dục với bộ phận sinh dục nam và nữ. Bất cứ điều gì khác có thể thật sự chỉ là cho một lý do vướng mắc và tham dục. Loại đầu tiên của tình dục tối thiểu có thể là để sinh con đẻ cái, vì vậy từ quan điểm ấy nó ít nặng nề, hay nhẹ nhàng nhất (đối với khổ đau mà nó có thể phát sinh ra trong cõi sinh tử luân hồi).

Vậy thì, thái độ tình dục không thích đáng là gì? Khi chúng ta có danh sách mười hành vi tàn phá, thì thái độ tình dục được liệt kê trong danh sách của những hành vi tàn phá đó. Bây giờ, có một lịch sử lâu dài về sự phát triển cuả những gì thật sự cầu thành thái độ tình dục không thích đáng, và rõ ràng có thể có nhiều rắc rối trong sự hiểu biết điều này liên hệ như thế nào trãi qua thời gian của lịch sử, và tại sao nó ngày càng phức tạp hơn? Có phải điều ấy chỉ được thêm vào bởi những tu sĩ đạo đức chủ nghĩa [hay nghiêm khắc] sau này, ở Ấn Độ - chúng tôi muốn nói rằng tất cả những điều ấy đã tiến triển ở Ấn Độ - hay những sự phức tạp sau này đã ẩn tàng [hay hoàn toàn tuyệt đối] ở trong những bản liệt kê thời kỳ phôi thai và sau này các nhà luận giải chỉ thảo ra ý nghĩa? Những đạo sư Tây Tạng sẽ nói rằng chúng đã hoàn toàn tuyệt đối ở đấy từ lúc bắt đầu. Tuy thế, rõ ràng hoàn toàn thú vị đề thấy những gì đã được ghi chú chi tiết vào lúc nào và do ai, bởi vì nó cũng cho chúng ta một ít về tình trạng của những gì nặng nề hơn và những gì ít nặng nề hơn. Nếu điều gì ấy đã từng được nhấn mạnh ngay từ lúc nguyên thủy ban sơ, thế thì chúng ta có thể chắc chắn rằng đây là điều nặng nề nhất của những loại thái độ tình dục không thích đáng khác nhau.

Ngay cả chữ “không thích đáng” này – đây là một từ ngữ cực kỳ khó khăn để chuyển dịch. Nó tương tự với chữ mà chúng ta tìm thấy trong “những quan điểm bị bóp méo”; nó là chữ mà trong những luận bản khác được dịch là “bị bóp méo.” Nhưng chúng ta không thể dịch là “bị bóp méo,” bởi vì trong ngôn ngữ của chúng ta nó có nghĩa là “bị xuyên tạc,” hay “người trái thói về tình dục” và chúng ta chắc chắn không nói về điều đó. Đôi khi trong những luận bản khác từ ngữ này thật sự chỉ có nghĩa là “đối ngược,” và chúng tôi nghĩ “đối ngược” là ý nghĩa gần nhất ở đây. Nó là đối ngược, nói cách khác bất cứ điều gì không là thái độ thích đáng. Hay “thái độ tình dục trái ngược” – điều gì trái ngược với điều đầu tiên,thích đáng – là rắc rối. Và đôi khi chúng tôi dịch đó là “thái độ tình dục không thông minh” và thỉnh thoảng là “không thích đáng.” Không nghĩa nào trong chúng là sự chuyển dịch hoàn hảo, nhưng tại thời điểm chúng tôi đang dùng “không thích đáng,” mặc dù nó có thể là một sự lựa chọn không thích đáng trong những từ ngữ. Ý nghĩa là “mọi thứ mà không thích đáng.”

Bây giờ, những giới luật đối diện với nguyên tắc cho những tu sĩ nam nữ, và trong ấy, một trong những thệ nguyện cho cả tăng và ni là một vị tu sĩ không được hành động như một sự môi giới giữa hoặc là một cuộc hôn nhân hay một quan hệ tình dục bất chính cho những người nào đó. Đối với các sư thầy, thông thường nó là một danh sách dài của những loại đàn bà khác nhau và trong một số luật tạng nó cũng là những bản liệt kê một loại tương tự của đàn ông. Loại đàn bà được liệt kê ở đây là những ai đã kết hôn hay những người dưới sự bảo hộ của ai đấy, và có một bảng dài: cha hay mẹ hay chị em hay anh em và v.v… “Dưới sự bảo hộ” được diễn giải như người con gái không được phép tự quyết định – rằng mọi thứ bị quyết định bởi người bảo hộ. Hãy nhớ rằng, chúng ta đang nói về Ấn Độ cổ đại, vì thế không có quan điểm hay bất cứ điều gì về sự giải phóng phụ nữ hay quyền của phụ nữ ở đây.

Một danh sách tương tự, xuất hiện trong kinh điển nguyên thủy Thượng tọa bộ như loại người sẽ là một đối tác thích đáng cho hành vi tình dục; nó là một danh sách giống nhau. Thế nên, chúng ta có thể thấy từ những thời điểm rất sớm, ngay từ lúc ban đầu, có một mối quan hệ rất gần gũi giữa đạo đức tình dục cho tu sĩ nam nữ và đạo đức tình dục cho cư sĩ.

Trong chính những kinh điển – của Thượng tọa bộ, tạng Pali – giải thích rằng đó là những đối tác không thích đáng, một cách căn bản bởi vì có hành vi ấy với họ sẽ đưa chúng ta vi phạm nhiều những hành vi tàn phá khác. Nó có thể đưa chúng ta dối trá về nó, và nếu người bảo hộ hay người chồng khám phá ra, rồi thì chúng ta có thể giết người ấy hay chúng ta có thể trộm cắp để đút lót hối lộ; hay nó có thể đưa đến việc có những tranh cải trong gia đình chúng ta. Và giống như thế, nó có thể đưa đến nhiều vấn đề rắc rối.

Nếu chúng ta nhìn vào những kinh luận Pali trể hơn, tron những luận giải, nó giải thích rằng nếu bạn có hành vi tình dục với một phụ nữ, mà người bảo hộ không cho phép, thế thì chỉ người đàn ông có một hạt giống nghiệp tội lỗi. Người đàn bà không có hạt giống nghiệp tội lỗi ngoại trừ trước khi hay trong thời gian của hành động người đàn bà ấy không phát triển dục vọng và dính mắc. Điều này song song với một trong những sự điều chỉnh đã làm với những tu sĩ nam nữ. Nếu một vị sư cô bị hãm hiếp, ngoại trừ vị ấy phát triển dục vọng và dính mắc trong thời gian bị hãm hiếp, bằng không vị ấy không đánh mất thệ nguyện của mình. Điều cũng được thêm ở đây, mà chúng tôi chẳng bao giờ tìm thấy trong bất cứ truyền thống Phật giáo nào khác là, nếu đôi trai gái ấy được phép – nếu người đàn bà có sự ưng thuận của người bảo hộ hay của người chống – thế thì không có hạt giống nghiệp tội lỗi cho cả người nam lẫn người nữ. Vì thế, nếu cha mẹ nói, “Ô, okay thôi, con gái tôi lanh lợi trong việc ấy,” thế thì điều ấy okay. Nhưng nếu cha mẹ thật sự chống lại mạnh mẽ, thế thì đó là một hạt giống nghiệp tội lỗi. Và chúng ta có thể thấy làm thế nào điều đó có thể như vậy, bởi vì chúng ta có thể phải nói dối về nó. Nó có thể tạo nên sự tranh cải và những rắc rối lớn nếu cha mẹ phát hiện.

Hãy nhớ là, toàn bộ vấn đề ở đây là mức độ khổ đau như thế nào và rắc rối như thế nào do hành vi tình dục của chúng ta tạo ra? Không có vấn đề đối với việc tốt hay xấu. Nhưng điều không được đề cập ở đây là người đàn bà trong trường hợp này có muốn hành vi tình dục hay không. Vì thế, theo quan điểm của chúng ta chúng ta có thể nhìn vào điều này và nói, “Hê, còn vấn đề ở những cha mẹ ở những nước quá nghèo và họ cho phép và bán con gái họ cho việc hành nghề tình dục chuyên nghiệp. Điều ấy có okay không, bởi vì người con gái được phép của cha mẹ cô ta?” Điều không định rõ trong những luận điển là nó có tùy trên việc người đàn bà có muốn chuyện ấy hay không? Vì thế, rõ ràng đây là một trường hợp, như chúng tôi đã giải thích trước đây, rằng chỉ vì nó không được đề cập, không có nghĩa là nó không ẩn tàng trong sự diễn tả.

Vì thế, một lần nữa, chúng ta phải dùng sự tỉnh giác liễu biệt của chúng ta ở đây đề phân tích.

Bây giờ, nếu chúng ta nhìn vào luật tạng của vài truyền thống khác buổi ban sơ – có mười tám bộ phái Tiểu thừa, mỗi bộ phái có luật tạng riêng của họ - chúng ta tìm thấy một ít đặc trưng nữa của những đối tác không thích đáng được liệt kê. Quý vị thấy, đây cũng là một vấn đề lớn ở đây, toàn bộ sự thảo luận về đạo đức tình dục chỉ được diễn tả từ quan điểm của một người đàn ông. Và vì thế, có phải nó có nghĩa là chỉ bởi vì nó không được giải thích trong những dạng thức của những đối tác không thích đáng cho một người đàn bà, nên không có đạo đức tình dục cho đàn bà hay sao? Rõ ràng là không. Nó đã ẩn tàng trong sự giải thích mà chúng ta sẽ phải hình thành một danh sách song song với phụ nữ. Trong một số luật tạng này họ thêm một vị sư cô, với một thệ nguyện không dâm dục, và những tù nhân – một người tù là ai đấy đang ở trong nhà giam bị nhà vua giam giữ ở đấy, và đối với quý vị nếu đem người tù ra ngoài và có hành vi tình dục sẽ là không thích đáng; người tù ấy thuộc về nhà vua.

Bây giờ, một trong những bộ phái Tiểu thừa là Thuyết Nhất Thuyết Hữu Bộ. Truyền thống Phật giáo Tây Tạng cơ bản xuất phát từ bộ phái này, trong những hình thức luật tạng của nó và trong hình thức của sự bàn luận của giáo lý Tiểu thừa, Tỳ bà sa, và Kinh Lượng bộ - tất cả những điều này thể hiện trong Thuyết Nhất Thuyết Hữu Bộ. Và luật tạng mà Phật giáo Tây Tạng hành trì là của Căn bản Thuyết Nhất Thuyết Hữu Bộ, đấy là bộ phái hậu thân của Thuyết Nhất Thuyết Hữu Bộ.

Trong một văn bản của những luận điển rất sớm, nó cũng thêm vào danh sách của những đối tác không thích đáng là những người du hành bơ vơ. Điều này liên hệ đến việc lợi dụng trường hợp ai đấy đơn độc trên đường, không được ai bảo vệ. Nó cũng thêm những học trò vào danh sách những người không thích đáng có quan hệ tình dục. Ở đây chúng ta phải dùng một hình thức kỷ thuật khác: đạo đức độc thân hay tịnh hạnh. Trong thái độ tình dục không thích đáng, có hai đặc trưng: đạo đức độc thân và đạo đức không độc thân. Đạo đức độc thân ở Phạn ngữ là Brahmacharya, Tạng ngữ là Tshangs-spyod. Chữ ấy có nghĩa đen là “hạnh kiểm trong sạch” hay “đạo đức thanh tịnh”. Trong truyền thống Ấn Độ, theo phong tục Ấn giáo, những học trò được đòi hỏi phải giữ hạnh kiểm độc thân trong khi học hỏi với một vị đạo sư tâm linh. Đạo đức tình dục không độc thân liên hệ đến hành vi tình dục với ai đấy qua bất cứ nơi nào thuộc ba nơi trên thân thể . Điều ấy có nghĩa là qua hoặc là âm hộ, miệng, hay hậu môn. Và vì thế theo định nghĩa này, giữ gìn hạnh kiểm độc thân không bao gồm thủ dâm. Nhưng, vì những học trò giữ sự độc thân không có hành vi tình dục qua bất cứ nơi nào trong ba vị trí trên, nên những học trò là những đối tác tình dục không thích đáng.

Một sự bổ xung xa hơn đến danh sách những đối tác không thích đáng mà chúng ta thấy trong văn bản Thuyết Nhất Thuyết Hữu Bộ thời kỳ đầu là một người hành nghề tình dục chuyên nghiệp không được trả tiền. Vì thế những người hành nghề tình dục chuyên nghiệp là okay, theo văn bản này, nếu chúng ta chi trả cho họ. Vì thế nếu chúng ta phân tích và thấy chúng ta đang nói điều gì ở đây, chúng ta đang nói về những hìn thức đạo đức tình dục thực tế đúng là một sự mở rộng đạo đức phải làm như đối với trộm cắp. Đấy là lấy những gì không được cho, những gì không phải của chúng ta. Chắc chắn không có nói gì đến việc quý vị là kết hôn hay không. Vì thế, truyền thống ở đây là không nói về sự ngoại tình – trung thành với người hôn phối của mình; mà là hành vi tình dục với ai đấy không ưng thuận với chúng ta, hay người đó không muốn. Hôn nhân là điều gì ấy thiêng liêng, là hoàn toàn đặc thù một cách văn hóa. Chúng ta thấy nó trong Thánh kinh các tôn giáo, chúng ta thấy nó trong Ấn Độ giáo, nhưng một cách chắc chắn không phải là Phật giáo.

Nếu chúng ta nhìn vào Kinh Niệm xứ (Satipatthana Sutra) nó nói trong dạng thức của người phối ngẫu của chúng ta: họ không thể chia sẻ những hậu quả nghiệp báo với hành động của con, họ không thể chia sẻ sự chết với con và v.v…, và họ chỉ sản sinh những chướng ngại và những rắc rối. Do thế, nó là một quan điểm rõ ràng tiêu cực về hôn nhân và những người phối ngẫu hôn nhân. Và có nhiều lời chỉ bảo trong những dạng thức làm giảm thiểu sự dính mắc và dục vọng đến người phối ngẫu của chúng ta như thế nào, với những sự thiền quán nổi tiếng hiện diện khắp trong những kinh luận Phật giáo trong những hình thức quán tưởng những gì bên trong bao tử của họ, và v.v…

Vì thế, một lần nữa, đây là một số điều mà chúng ta như những người phương Tây thật sự không muốn nghe và không thích nghe. Nhưng đấy là một thệ nguyện bồ tát không thu thập và chọn lựa trong Giáo Pháp chỉ những phần mà chúng ta thích và chối bỏ những phần chúng ta không thích. Nhưng quan điểm thể hiện không ca ngợi tình yêu và hôn nhân, và những thứ giống cung cách mà chúng ta thể hiện trong những khái niệm lãng mạn của chúng ta ở phương Tây, hay không làm nó thành thiêng liêng và thánh thiện. Và nếu chúng ta thật sự đã có một người phối ngẫu cho dù đã làm lễ kết hôn hay chưa, hãy có một quan điểm thực tế về những gì liên hệ. Như bất cứ người nào trong một mối quan hệ biết, một quan hệ là khó khăn, không dễ dàng. Vì thế Đạo Phật không nói rằng, “Đừng có bất cứ một mối quan hệ nào.” Mà Phật giáo nói rằng, “Hãy có một thái độ thực tiển về nó; đừng ngờ ngệch.”

Bây giờ, khi chúng ta nhìn vào sự tiến triển của luận điển a tỳ đạt ma trong Thuyết Nhất Thuyết Hữu Bộ, trong trường hợp ấy chúng ta sẽ thấy càng nhiều hơn những thứ đặc thù như lịch sử bày ra. Điều đầu tiên xuất hiện trong luận giải là người vợ chính mình có thể không thích đáng trong dạng thức của một thời gian không thích đáng cho chuyện ấy. Luận giải tiếp theo xuất hiện những bổ xung nơi chốn không thích hợp cho chuyện tình dục. Và, luận điểm tiếp theo thêm những vị trí trên thân thể không thích đáng cho chuyện ấy, nhưng nó không tỉ mỉ.

Vì thế, sự soạn thảo tỉ mỉ đầu tiên trên tất cả điều này chúng ta tìm thấy là A tỳ đạt ma câu xá luận, mà nó là Kho tàng A tỳ đạt ma của Thiên Thân – bộ luận này được mọi người trong Phật giáo Tây Tạng, mọi tông phái Trung Hoa; mọi người học “A tỳ đạt ma” này. Luận điển này đúng là nghĩa lý những chủ đề đặc thù của kiến thức. Vì thế ở đây có một sự phức tạp về những thứ này mà chỉ được thêm vào trong thời kỳ phôi thai của những bình luận Thuyết Nhất Thuyết Hữu Bộ. Thế nên, một đối tác không thích đáng – [nó] cho một danh sách cùng loại mà chúng ta có trong luật tạng và những kinh điểm thời kỳ đầu: trong tất cả những loại phụ nữ hoặc là đã kết hôn hay dưới sự giám hộ. Thậm chí nếu đó là vợ của chính mình, một phần không thích đáng trên thân thể hoặc là hậu môn hay miệng. Chúng ta chỉ có thể bị thúc đẩy bởi dục vọng; chúng ta sẽ không có con cái trong cách đó.

Và rồi thì, một nơi chốn không thích đáng, Thiên Thân soạn thảo kỷ lưỡng. Ngài nói “rõ ràng đến những người khác” – nghĩa là bên ngoài khung cửa, nơi bất cứ người nào có thể thấy chúng ta; bên cạnh một ngọn tháp hay ngôi chùa, do bởi biểu lộ sự tôn trọng đến người khác và sự tôn kính những đối tượng tôn giáo. Biểu lộ sự tôn trọng, chúng ta sẽ không có hành vi tình dục trước mặt họ. Một thời gian không thích đáng sẽ là khi người đàn bà có mang, nay nuôi dưỡng con mọn, hay có thệ nguyện một-ngày không có hành vi tình dục. Và trong một bình luận của Ấn Độ về luận điển này, nó giải thích rằng có chuyện ấy với một người đàn bà mang thai là không thích đáng vì nó làm tổn hại đến đứa bé bà ta đang mang thai, và với người đàn bà đang nuôi dưỡng con nhỏ nó sẽ làm giảm khả năng cung cấp sửa của bà ta. Vì thế, sự quan tâm ở đây là sự tổn hại mà nó phát sinh đến đối tượng thứ ba, đứa bé.

Bây giờ, luận điển tiếp chúng ta thấy là A tỳ đạt ma tập luận (hay Bản tóm tắt A tỳ đạt ma) của Vô Trước – và đây là một bộ luận Đại thừa, đặc biệt Duy tâm luận (Chittamatra). Tất cả những người Tây Tạng và Trung Hoa cũng học hỏi nó, vì thế họ học hai bộ luận quan trọng này của a tỳ đạt ma. Và ở đây nó chỉ cho danh sách, mà không nói tỉ mỉ. Tương tự như trong bình luận chính của Ấn Độ - vì nó là những danh sách về những đối tác không thích đáng, không chi tiết. Nó chỉ nói về danh sách đó, và rằng không nghi ngờ gì nữa nó liên hệ đến danh sách tiêu chuẩn về những người đàn bà. Phần không thích đáng trên thân thể, mà không chi tiết; nơi chốn không thích đáng; thời gian không thích đáng – không chi tiết.

Nhưng nó thêm ba đặc trưng nữa, những điều chúng ta không tìm thấy trước đây. “Đo lường không thích đáng” và điều ấy không được giải thích. Không chỉ ở Tây Tạng, với Gampopa, mà quý vị có một sự giải thích về điều ấy, đấy là hơn năm lần liên tục trong một lúc. Thứ đến là “hành vi áp dụng không thích đáng,” và một lần nữa, điều này không được chi tiết hóa, và chỉ về sau Gampopa giải thích điều này như ý nghĩa đánh đập một người – cũng như tình dục bạo hành – và có hành vi tình dục bằng áp lực – cũng như hãm hiếp. Điều thứ ba được thêm vào là – và bây giờ điều này đặc biệt cho đàn ông – tất cả những người đàn ông hay những người đàn ông bị thiến, hoạn quan, thái giám. Vì thế điều này là lần đầu tiên và thật sự chỉ đề cập rõ ràng về đồng tính luyến ái trong tất cả những luận điển của Ấn Độ mà chúng tôi đã lưu ý.

Sau đó chúng ta có hai luận điển sau này, một do Mã Minh (Ashvaghosha) và một bởi A Để Sa (Atisa), và điều này là hoàn toàn vào thời kỳ muộn màng của Phật giáo Ấn Độ. Và Mã Minh nói lần nữa “nơi chốn không thích đáng,” và ngài chi tiết thêm một ít: Cũng là nơi có kinh sách Pháp bảo; nơi có bảo tháp; tượng Phật; nơi những vị Bồ tát đang cư ngụ; trước mặt vị trụ trì hay vị thầy của quí vị hay cha mẹ của quý vị. “Thời gian không thích đáng” – ngài bổ xung, thêm nữa đến sự thai nghén và nuôi dưỡng và một ngày thệ nguyện, nó thêm khi người đàn bà đang thời kỳ kinh nguyệt, khi bà ta bệnh, và khi bà ta sầu khổ tinh thần vô hạn. Thí dụ, bà có thể trong thời kỳ tang chế cho ai chết. Vì thế một lần nữa chúng tôi nghĩ chúng ta có thể thấy rằng sẽ rất khó khăn để nói rằng điều này đã được thêm vào như điều gì ấy đúng là được tạo nên và mới, nhưng điều sẽ rõ ràng trong toàn bộ ý nghĩa của việc cố gắng để làm giảm thiểu tối đa khối lượng rắc rối và khổ đau mà quý vị tạo nên.

Sau đó cho những phần không thích đáng trên thân thể, thêm nữa đến hậu môn và miệng, là lần đầu tiên Mã Minh thêm vào nữa. Ngài bổ xung giữa cặp đùi người đối tác, và với bàn tay, cũng như thủ dâm. Đây là lần đầu tiên mà điều đó được đề cập ở đây, và điều hấp dẫn là dường như một lần nữa được thêm như điều song song đến những gì chúng ta tìm thấy trong giới luật của tăng và ni, bởi vì ở đấy những gì chúng ta tìm thấy là quý vị có hai loại thệ nguyện khác nhau. Một thệ nguyện, nếu quý vị phạm nó, trường hợp ấy gọi là một “sự thất bại” (pham-pa) – quý vị không còn là một vị sư thầy hay sư cô nữa. Và đây là có hành vi tình dục với một trong ba nơi: âm hộ, hậu môn, và miệng. À, đối với một vị sư thầy hay sư cô chúng sẽ rõ ràng bao gồm âm hộ bất cứ giá nào, vì họ không có bất cứ một đối tác tình dục nào, nhưng miệng và hậu môn cũng được bao gồm ở đây. Và có một loại thệ nguyện khác nữa, điều ấy không phải ở giữa cặp đùi hay với bàn tay quý vị, và điếu ấy ít nặng nề hơn. Nếu quý vị vẫn được duy trì với thệ nguyện như một căn bản cho sự rèn luyện trong nguyên tắc đạo đức hay giới luật, nhưng thệ nguyện đã bị yếu kém.

Điều này phù hợp với sự phân chia trong thái độ tình dục không thích đáng giữa hạnh kiểm độc thân và không độc thân mà chúng ta đã đề cập trong sự liên hệ đến những học nhân tâm linh trong truyền thống Ấn Độ. Dĩ nhiên, sư thầy và sư cô thệ nguyện tránh tất cả mọi thái độ tình dục, cả không thích đáng và cũng như loại gọi là “thích đáng”. Tuy nhiên, trong thái độ tình dục không thích đáng, nó ít nặng nề đối với họ phạm phải hành vi tình dục độc thân như thủ dâm, hơn người không độc thân bởi việc có hành vi tình dục qua âm hộ, miệng hay hậu môn với ai đấy.

Mã Minh không đề cập một cách đặc biệt đến đồng tính luyến ái. Nhưng nếu hậu môn và miệng và tay và đùi đã bị loại, nên không còn gì nhiều cho thái độ tình dục đồng tính luyến ái. Bây giờ, một lần nữa, người ta không nên tiếp cận tất cả những điều này trong những dạng thức của một luật sư, và cố gắng để tìm lỗ hổng để vòng quanh điều này để tìm ra cách nào đấy, “À, họ không nói đến bên dưới cánh tay quý vị, nên điều ấy okay.” Vì thế một lần nữa chúng ta cần dùng sự tỉnh thức phân biệt sáng suốt của chúng ta ở đây. Và sau đó cũng có một danh sách bảo vệ bởi những người khác.

A Để Sa có cùng một danh sách cho “nơi chốn không thích đáng” như Mã Minh, như chỉ thêm “trong một nơi mà người ta làm lễ cúng dường (puja)” như một nơi không thích đáng. Cho “thời gian không thích đáng”, ngài thêm đến danh sách “trong ngày” (during the day) và “chống lại ước vọng của ai đấy.” Và cho “phần không thích đáng của thân thể,” nó giống như Mã Minh, nhưng ngài bỏ phần giữa đùi và thay vào đấy là “với trẻ con,” và nói, “Phía trước hay phía sau đứa bé trai hay bé gái.” Bây giờ, điều này rõ ràng bởi vì sự đánh vần sai trong văn bản. Sự khác nhau giữa Mã Minh và A Để Sa rõ ràng phát sinh do bởi lỗi chính tả. Một mẫu tự khác nhau trong chữ “đùi” và “trẻ con.” Trẻ con bao gồm trong danh sách ‘những đối tác không thích đáng,” nhưng ở đây nó rơi vào với “phần không thích đáng của thân thể” nên rõ ràng do lỗi của người cầm bút. Và sau đấy người Tây Tạng tra nghĩa đen của nó và cũng chi tiết lại.

“Đối tác không thích đáng” – [ngài] không đề cập những người đàn ông, nhưng điều ấy sẽ được bao gồm việc quý vị có lấy hậu môn, miệng và tay hay không. Và ngài thêm những động vật. Do thế, điều ấy không có nghĩa rằng cho đến bây giờ có hành vi tình dục với con lừa là okay, mà từ bây giờ trở đi thì không okay. Vì vậy, quý vị có thể thấy có một sự tiến hóa nơi đây ở Ấn Độ, và nó trở nên thú vị hơn khi nó qua Tây Tạng, Trong thời kỳ sớm sủa nhất chúng ta thấy là Gampopa, trong Tràng Hoa Quý Báo của Giải Thoát của ông. Nó là một luận bản của Kagyu. “Đối tác không thích đáng” danh sách tiêu chuẩn của những loại phụ nữ khác nhau. “Những phần không thích đáng của thân thể” – tất cả ngài nói là miệng, và hậu môn; ngài không nói bàn tay và đùi. “Nơi chốn không thích đáng” – [ngài] thêm “nơi nhiều người tụ hội.” Sau đó, “thời gian không thích đáng” – “khi thấy được”.

Bây giờ, “khi thấy được,” điều này la thú vị bởi vì rồi thì chúng ta thấy rằng có hai cách có thể diễn dịch “Khi thấy được.” Thiên Thân diễn giải như phía bên ngoài, ngoài cửa, khi bạn có thể trông thấy được. A Để Sa cho là nghĩa ban ngày, điều này dĩ nhiên là rất khác biệt nếu bạn làm cả đêm và có một người phối ngẫu. Và Tông Khách Ba chỉ ra rằng A Để Sa hiểu sai những chữ này; khi nó liên hệ đến ngoài cửa, nó không liên hệ đến ban ngày.

Vì thế, một lần nữa, chúng ta có thể thấy, có một vài sự không nhất quán ở đây đã hiện hữu, và rất thường nó đã đến từ sự bạn hiểu những từ ngữ thế nào? Gampopa lược bỏ đi trường hợp khi người ấy bệnh, hay có nổi buồn tinh thần, hay khi họ không muốn có chuyện ấy; ngài không đề cập nó. Nhưng ngài chi tiết trên những gì chúng ta có trong A tỳ đạt ma tập luận – đo lường, ngài nói, là hơn năm lần trong một hàng liên tục, điều ấy khó khăn để hiểu. Đặc biệt nếu tiêu chuẩn của chúng ta ở đây đang tăng lên những cảm xúc phiền não, tôi muốn nói là ai đấy có thể có năm lần liên tục hay bốn lần - bốn lần thì okay, năm lần thì không – sự ám ảnh với tình dục mà họ có là bao nhiêu?

Một lý thuyết mà tôi đã nghe để giải thích vấn đề này liên quan đến một vị vua với hậu cung nhiều bà vợ - điều ấy okay, cũng thế, quý vị có thể có nhiều vợ bởi vì tất cả họ đều thuộc về quý vị - vì thế không xúc phạm vị vua người có thể có nhiều vợ và vì thế rõ ràng có thể có chuyện ấy nhiều lần trong một đêm. Thế thì nó được đặt quy định thế này. Nhưng điều đó chỉ là một sự phõng đoán của ai đấy...
..............................................................................................................................................................................................


--***--.
[1] True stopping: loại trừ vĩnh viễn một mức độ nào đấy hoặc là một cảm xúc hay một chướng ngại của nhận thức từ liên tục tâm. Chúng chỉ xãy ra trên trên liên tục tâm của một thánh giả arya - - những người với nhận thức vô phân biệt về tính không. Thường dịch là diệt đế.
[2] Discriminating awareness: nhân tố tinh thần quyết đoán phân biệt giữa những gì đúng và những gì sai. Phân tích và quyết đoán. Tức là sự tỉnh thức phân biệt hay tuệ giác.
[3] uncommendable actions (kha-na ma-tho-ba)
[4] naturally uncommendable (rang-bzhin kha-na ma-tho-ba)
[5] prohibited uncommendable (bcas-pa’i kha-na ma-tho-ba)
http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/audio/fundamentals_tibetan_buddhism/level_graded_path_material/initial_scope/buddhist_view_sexual_ethics/transcript.html
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết