VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!

Join the forum, it's quick and easy

VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!
VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LUẬN VỀ NIỆM PHẬT
GIÁO PHÁP THỜI LUÂN, GIÁO PHÁP TƯƠNG TỤC EmptyWed May 21, 2014 12:49 am by Admin

» Duy ngã độc tôn
GIÁO PHÁP THỜI LUÂN, GIÁO PHÁP TƯƠNG TỤC EmptySat May 10, 2014 12:17 am by Admin

» VIỄN LY – QUYẾT ĐỊNH GIẢI THOÁT
GIÁO PHÁP THỜI LUÂN, GIÁO PHÁP TƯƠNG TỤC EmptySat Jan 14, 2012 10:31 am by Admin

» THI HAY KỆ
GIÁO PHÁP THỜI LUÂN, GIÁO PHÁP TƯƠNG TỤC EmptyFri Jan 13, 2012 6:32 am by Admin

» VỌNG TƯỞNG LUÂN HỒI
GIÁO PHÁP THỜI LUÂN, GIÁO PHÁP TƯƠNG TỤC EmptyWed Dec 07, 2011 11:59 am by Admin

» QUAN ĐIỂM CỦA TÔI
GIÁO PHÁP THỜI LUÂN, GIÁO PHÁP TƯƠNG TỤC EmptyMon Dec 05, 2011 10:51 pm by Admin

» Mục lục - Giới thiệu
GIÁO PHÁP THỜI LUÂN, GIÁO PHÁP TƯƠNG TỤC EmptyMon Dec 05, 2011 10:48 pm by Admin

» ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI TẠP CHÍ NEWSWEEK
GIÁO PHÁP THỜI LUÂN, GIÁO PHÁP TƯƠNG TỤC EmptyFri Oct 14, 2011 9:36 am by Admin

» BẢO HÀNH VƯƠNG CHÍNH LUẬN
GIÁO PHÁP THỜI LUÂN, GIÁO PHÁP TƯƠNG TỤC EmptyWed Sep 14, 2011 5:05 am by Admin

Affiliates
free forum


GIÁO PHÁP THỜI LUÂN, GIÁO PHÁP TƯƠNG TỤC

Go down

GIÁO PHÁP THỜI LUÂN, GIÁO PHÁP TƯƠNG TỤC Empty GIÁO PHÁP THỜI LUÂN, GIÁO PHÁP TƯƠNG TỤC

Bài gửi  Admin Mon Apr 25, 2011 7:58 am

GIÁO PHÁP THỜI LUÂN, GIÁO PHÁP TƯƠNG TỤC[i]
VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI HÒA BÌNH THẾ GIỚI
Tác giả: Alexander Berzin - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

1.-DUYÊN KHỞI

Vào tháng Mười năm 2002, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ truyền pháp Thời Luân ở Graz, Áo Quốc. Sự kiện được thực hiện công cộng cho cả những Phật tử lẫn không Phật tử. Mục tiêu của lễ truyền pháp là để cung cấp một cơ hội cho mọi người tất cả mọi tín ngưỡng tụ họp trong một không khí hòa bình để lắng nghe giáo huấn về từ ái và bi mẫn và để tái khẳng định chí nguyện của mọi người để duy trì đạo đức thuần khiết từ truyền thống của họ. Do vậy, lễ truyền pháp được công khai hóa như “Giáo Pháp Thời Luân vì Hòa Bình Thế Giới”. Với những hành giả Phật tử, mục tiêu bổ sung là ban phép gia trì cho họ để dấn thân trong những thực hành mật thừa nâng cao của Giáo Pháp Thời Luân.

Một số người đã hiểu sai mục tiêu của sự kiện, do bởi sự mù mờ về những khía cạnh nào đấy của Giáo Pháp Thời Luân. Để tránh sự nghi ngờ và thiếu tin tưởng liên tôn, thật quan trọng để thẩm tra vấn đề một cách khách quan, trong một phong thái bác học.

2.- DỰ ĐOÁN

Mật pháp Tương Tục Thời Luân Tóm Lược cảnh báo chống lại một sự xâm phạm tương lai bởi những người Ấn-Âu đi theo những nhà tiên tri: Adam, Noah, Abraham, Moses, Jesus, Mani (người sáng lập tôn giáo sơ khai Ba Tư là Bái Hỏa Giáo [[ii]]), Muhammad, và Mahdi (nhà tiên tri Hồi Giáo). Gặp sự đe dọa, vua của vùng đất huyền thoại Shambhala (Bạch Ngọc Cung) đã kết hợp với những người Ấn Giáo và Phật tử vào trong một giai cấp với lễ khai tâm Giáo Pháp Thời Luân. Như một xã hội thống nhất, dân chúng Bạch Ngọc Cung sau đó có thể đi theo một Đức Vua Cứu Thế Phật tử để đánh bại lực lượng xâm lược và thiết lập một thời đại hoàng kim mới trong tương lai.

Một trong những chủ đề chính của Giáo Huấn Thời Luân là sự song hành giữa thế giới vật lý (chiêm tinh, địa lý, và lịch sử), thân thể con người, và sự thực hành mật pháp Phật Giáo Tương Tục [[iii]]. Trong quan điểm như thế, những kẻ xâm lược mà Giáo Pháp Thời Luân cảnh báo chống lại, và những lực lượng mà Bạch Ngọc Cung sẽ đánh bại, có ý nghĩa về những trình độ lịch sử, sinh lý và thiền định. Chúng ta hãy tập trung trên ý nghĩa về trình độ ngoại tại.

3.- HOÀN CẢNH LỊCH SỬ

Về bề ngoài, những kẻ xâm lược không nói tiếng Ấn-Âu liên hệ đến những thành viên của hình thức Hồi Giáo thuộc hậu kỳ thế kỷ thứ mười, những người sẽ tuyên bố có nhà tiên tri Mahdi như lĩnh tụ chính trị và tâm linh của họ. Mahdi sẽ thống nhất và thống lĩnh thế giới Hồi Giáo, tái lập sự thuần khiết của Hồi Giáo, và chuyển toàn thế giới sang Hồi Giáo trước khi Dajjal [[iv]] đến, Đấng Ki Tô thứ hai [Muslim prophet] giáng lâm, sự khải huyền, sự chấm dứt của thế giới, và Sự Phán Xét Cuối Cùng.

Trong hậu kỳ thế kỷ thứ mười – thời điểm khi Giáo Pháp Thời Luân lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ - những nhà thống trị Ả Rập Abbasid của Baghdad và những chư hầu của họ đã lo sợ những sự xâm lược từ những đế quốc Hồi Giáo có tham vọng như vậy. Một cách đặc biệt, họ đã lo sợ một sự xâm lấn từ những kình địch chính của họ, Đế Quốc Fatimid của Ai Cập và những chư hầu ở Multan (trung bộ Pakistan). Lòng sợ hãi như thế, là tâm trạng chính yếu của thời bấy giờ, qua sự lan rộng tín ngưỡng mà thế giới sẽ kết liễu sau Muhammad năm trăm năm – trong sự bắt đầu của thế kỷ thứ mười hai.

4.- SỰ ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO PHÁP THỜI LUÂN

Căn cứ trên phạm vi lịch sử của Giáo Điển Thời Luân, thật không thích đáng để nói rằng Đạo Phật vào lúc ấy là đối kháng Ấn Giáo, Hồi Giáo, hay Ki Tô Giáo, hay là thời nay. Đạo Phật chỉ đơn thuần đáp ứng đến tâm linh của những thời điểm thuộc cuối thế kỷ thứ mười từ Trung Đôn đến Bắc Ấn. Trong bộ mặt sợ hãi một cuộc xâm lấn lan rộng, một chiến trận giữa thiện và ác, và sự tận diệt của thế giới , và ám ảnh thông thường với sự xuất thế của một đấng tiên tri, Giáo Pháp Thời Luân trình bày viễn kiến tiên đoán của nó.

Để đối phó với mối đe dọa, Giáo Điển Thời Luân đã đề xuất một chính sách đã được những người Ấn Giáo và Hồi Giáo Abbasid [[v]] tuân thủ. Chính sách đã cho thấy rằng Đạo Phật cũng phải mở cửa lý thuyết để bao gồm những tôn giáo khác trong không gian của nó. Và nền tảng căn bản trong một xã hội đa tôn giáo cần đứng vững nhằm để đối phó một sự xâm lấn đe dọa là sự hòa hiêp tôn giáo trong những người dân của nó. Hiện diện với nhau trong một mạn đà la Thời Luân biểu hiện cho ý chí hợp tác này. Tuy thế, như trường hợp với Ấn Giáo và Hồi Giáo, ngụ ý sách lược của Quốc vương Bạch Ngọc Cung là Đạo Phật đã cống hiến một chân lý sâu xa nhất.

Sự diễn tả của Giáo Điển Thời Luân về những nhà giáo chủ không phải người Ấn và những lời tiên tri về một cuộc chiến tương lai với những giáo đồ của họ phải được thấu hiểu trong phạm vi lịch sử và văn hóa này. Mặc dù để nghị chính sách, không một vị lĩnh đạo hay đạo sư nào của Phật Giáo vào lúc ấy thật sự tiến hành một cuộc vận động cách mạng rộng rãi để đưa những người Ấn Giáo và Hồi Giáo vào trong hệ thống của họ. Không ai trong một lễ truyền pháp Thời Luân có một khuynh hướng như vậy trong tâm tư, cũng không tiến hành một cuộc thánh chiến Phật Giáo.

5.- CÓ PHẢI ĐẠO PHẬT CHỦ TRƯƠNG MỘT CUỘC THAY ĐỔI?

Cả Đạo Phật và những tôn giáo Thánh Kinh đều bao dung những tín ngưỡng khác. Cả hai cũng đều có những vận động vũ lực xúi bẩy hay tế nhị để chuyển đổi, mặc dù mỗi bên đã sử dụng những phương pháp khác nhau. Những tôn giáo Thánh Kinh đã tổ chức những cuộc thánh chiến, trong khi Đức Vua của vùng đất Shambala huyền thoại đã tập họp những người không phải Phật tử vào trong mạn đà la Thời Luân qua một sự minh chứng của những năng lực siêu nhiên. Những tôn giáo Thánh Kinh đã sử dụng những động cơ kinh tế như một phương tiện tế nhị cho việc chuyển đổi, trong khi Đạo Phật đã dùng những cuộc tranh luận luận lý (logic).

Có phải Kalachakra là chân dung của một sự kết hợp dân chúng Shambhala vào trong một “giai cấp kim cương” dưới cây dù của Phật Giáo đơn thuần như một sự diễn tả của những gì có thể là lợi ích và cần thiết ở Tây Á và tiểu lục địa Ấn Độ từ thế kỷ thứ chín đến thế kỷ thứ mười một, hay nó là một lời chỉ bảo vô thời hạn? Thiết lập tuệ trí phổ quát trong những thành viên của tất cả các tôn giáo tái khẳng định những giá trị tâm linh những tín điều tâm linh của họ nhằm để ngăn ngừa những mối đe dọa cho xã hội của họ, là sự phòng vệ thuyết phục nhiều người nhất có thể thực tập Phật Pháp?

Sẽ khó khăn để bảo vệ vị trí này, hoặc là trong sự liên hệ đến những điều ở trên – đề cập thời điểm lịch sử hay như lời cố vấn phổ quát, mà không có định kiến. Kết luận công bình, thế thì, là một sự thừa nhận rằng giọng điệu của huyền thoại Shambhala thực sự là thành kiến, mặc dù có thể hiểu được, khi đưa ra những hoàn cảnh thời gian. Tuy thế, nó không đi theo điều mà những đạo sư Phật Giáo hiện nay cần phải hay thiên kiến khi trình bày Đạo Phật đến những thính chúng không phải Phật tử.

Khi giảng dạy ở phương Tây, Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn luôn nhấn mạnh rằng ngài không cố gắng để chiến thắng trong việc thay đổi tín ngưỡng. Ngài không yêu cầu những người khác đến một cuộc thi đua tranh luận, với việc đòi hỏi người thua cuộc tiếp nhận quan điểm của người thắng cuộc. Ngài giải thích rằng ngài chỉ đơn thuần cố gắng để giáo huấn người khác về Đạo Phật. Hòa bình trong những xã hội khác nhau đến từ sự hiểu biết những niềm tin tôn giáo của những người khác. Giảng dạy cho người khác biệt một cách lớn lao với việc cố gắng để thay đổi tôn giáo của họ. Nếu người ta tìm thấy điều gì đấy có giá trị trong Đạo Phật, thì họ tự do để tiếp nhận nó, mà không cần phải trở thành Phật tử. Đối với những ai thích thú một cách mạnh mẽ, thì họ được hoan nghênh để theo đuổi sự nghiên cứu xa hơn, và ngay cả trở thành Phật tử, nhưng chỉ sau một thời gian dài phản chiếu sâu xa. Tuy nhiên, đối với hầu hết những người khác, Đức Đạt Lai Lạt Ma cảnh cáo một cách mạnh mẽ sự thay đổi tôn giáo.

Đạo Phật không khác với những tôn giáo hay những hệ thống triết lý mà trong ấy tuyên bố có một chân lý sâu xa nhất. Tuy thế, sự thừa nhận của Đạo Phật không là một tuyên bố độc nhất đến “Một Chân Lý”. Đạo Phật cũng chấp nhận những chân lý tương đối (tục đế - quy ước thế gian) – những thứ đúng một cách tương đối trong những nhóm nào đấy hay trong những hoàn cảnh nào đấy. Cho đến khi nào quan điểm của ngưởi ta không là đối kháng một cách hung hăng, niềm tin chân lý tương đối của họ có thể phục vụ như những viên đá nền tảng tạm thời trên con đường đi đến những chân lý sâu thẩm nhất như Phật Giáo định nghĩa. Chúng cũng có thể phục vụ như những viên gạch cho từng bước chân cho những chân lý sâu xa nhất trong giáo lý của những tôn giáo khác. Cho đến khi nào sự công nhận của Đạo Phật về chân lý thậm thâm nhất là không thành kiến hẹp hòi và không mâu thuẩn hay lừa dối trong một chính sách truyền đạo, nó có thể lợi ích đến những người tương hợp với nó.

6.- ĐẠO PHẬT CÓ TÁN THÀNH NHỮNG CUỘC THÁNH CHIẾN KHÔNG?

Thông thường, khi người ta nghĩ đến khái niệm của Hồi Giáo về jihad hay thánh chiến, người ta liên hệ nó với hàm ý tiêu cực về một cuộc vận động tự cho mình là chính đáng trong việc tàn phá báo thù nhân danh Thượng Đế để thay đổi tín ngưỡng của người khác bằng sức mạnh. Người ta có thể biết rằng Ki Tô Giáo đã có những việc tương đương với các cuộc Thập Tự Chinh và tòa án Dị giáo, nhưng đừng nhìn Đạo Phật như đã có bất cứ điều gì tương tự như thế. Cuối cùng, người ta nói, Đạo Phật là một tôn giáo hòa bình và không có thuật ngữ thánh chiến.

Tuy nhiên, thẩm tra kỷ lưỡng trong kinh luận Đạo Phật, đặc biệt trong Mật điển Thời Luân, khơi mở cả những cấp độ nội tại và ngoại tại của chiến trận, có thể dễ dàng được gọi là những “cuộc thánh chiến”. Một nghiên cứu vô tư về Hồi Giáo cũng phơi bày tương tự. Trong cả hai tôn giáo, những lĩnh tụ có thể tận dụng những không gian ngoại tại của thánh chiến cho những lợi ích kinh tế, chính trị, hay cá nhân, bằng việc sử dụng nó để khuấy động quân đội của họ đến chiến trường. Những thí dụ lịch sử liên hệ đến Hồi Giáo được biết rõ; nhưng người ta không được tô hồng cái nhìn về Đạo Phật và nghĩ rằng nó đã được miễn nhiễm với hiện tượng này. Tuy nhiên, trong cả hai tôn giáo, sự nhấn mạnh là trên chiến trận tâm linh nội tại chống lại sự vô minh của chính mình và những cung cách tàn phá.

Sự trình bày Kalachakra của chiến trận Shambhala và sự thảo luận Hồi Giáo về thánh chiến jihad cho thấy vài điều tương tự. Những cuộc thánh chiến của Phật Giáo và Hồi Giáo là những chiến thuật phòng vệ để chặn đứng những sự tấn công bởi những năng lực thù địch bên ngoài, và không bao giờ là những cuộc vận động công kích cho việc chiến thắng làm thay đổi tôn giáo. Cả hai có những trình độ tâm linh nội tại của phương tiện, mà trong ấy sự chiến đấu là chống lại những tư tương tiêu cực và những cảm xúc tàn phá. Cả hai cần được tiến hành căn cứ trên những nguyên tắc đạo đức hay giới luật, chứ không căn cứ trên thành kiến hay thù hận.

Hơn thế nữa, giống như nhiều lĩnh tụ đã bóp méo và lợi dụng khái niệm của thánh chiến jihad cho quyền lực và tư lợi, điều tương tự đã xãy ra đôi khi với chiến trận Shambhala và sự luận nghị về chiến tranh chống lại những lực lượng ngoại quốc tàn phá. Thí dụ, Sukhe Batur – lĩnh tụ của cuộc Cách Mạng Cộng Sản Mông Cổ năm 1921 – đã động viên lực lượng vũ trang của ông ta với sự giải thích của Kalachakra về chiến tranh để chấm dứt thời mạt pháp (kaliyuga - thời đại ‘đấu tranh kiên cố’[[vi]]). Trong cuộc chiếm đóng Mông Cổ trong những năm 1930, đến lượt những lãnh tụ quân phiệt Nhật Bản, đã cố gắng chiếm lấy lòng trung thành và ủng hộ quân sự của người Mông Cổ qua cuộc vận động tuyên truyền rằng Nhật Bản là Shambhala.

Tuy nhiên, sẽ sai lầm nếu lấy những thí dụ đơn cử trên để chứng minh cho một chính sách phổ quát và để suy diễn rằng sự trình bày của những đạo sư Phật Giáo trao truyền lễ quán đỉnh Thời Luân có ẩn chứa một chương trình quân sự tương tự. Thật cũng không công bằng đối với Phật Giáo khi tập trung toàn bộ trên những lạm dụng cấp độ ngoại tại của Kalachakra về chiến trận tâm linh và để quên lãng mức độ tâm linh nội tại chống lại những năng lực tàn phá bên trong tâm thức của con người. Điều tương tự cũng đúng đối với việc quan tâm đến Hồi Giáo và Ki Tô Giáo [trong việc quán sát tâm tính nội tại, chứ không phải những cuộc thánh chiến hay thập tự chinh đã từng xãy ra trong lịch sử].

7.- SHAMBHALA VÀ SHANGRILA [[vii]]

Nhiều huyền thoại thêm thắt đã mọc lên chung quanh ý tưởng của Shambhala, James Hiton một nhà văn Mỹ vào thế kỷ 20 đã nói về Shangrila trong tiểu thuyết Chân Trời Đã Mất (Lost Horizon), một thiên đàng tâm linh đã được tìm thấy trong một thung lũng không lối vào của Tây Tạng. "Shangrila" không nghi ngờ gì nữa là một phiên bản hư cấu lãng mạn của “Shambhala”. Nhiều người ngay cả đã bỏ công đi tìm thiên đàng mộng tưởng này. Nhằm để làm thế, họ thường pha trộn nhiều ý tưởng Phật Giáo khác nhau với những khái niệm từ những tôn giáo khác nhau và một số tư duy của chính họ. Điều quan trọng là đừng mê muội với những gì mà chúng đã được giảng dạy với chính Đạo Phật. Hãy để chúng ta nhìn vào một số thí dụ nổi tiếng khác.

8.- THUYẾT THẦN BÍ, NGUỒN GỐC NHẬN THỨC SAI LẦM CỦA HITLER VỀ SHAMBHALA

Mệnh phụ Helena Blavatsky sinh ra vào đầu thế kỷ 19 ở Ukraine thành tầng lớp quý tộc Nga. Được phú cho những năng lực ngoại cảm, bà đã du lịch khắp thế giới để tìm kiếm những những giáo huấn huyền bí mầu nhiệm. Bà đặc biệt thích thú ở Ai Cập, Ấn Độ và Tây Tạng, và đã dành nhiều năm ở tiểu lục địa Ấn Độ. Bà cũng đã công khai thăm viếng Tây Tạng. Helena Blavatsky xem tất cả những giáo lý bí mật của các tôn giáo thế giới như một thân thể của kiến thức huyền bí, và trong sự tiến triển đã lẫn lộn mọi thứ với nhau. Bà đã chạm trán với những khiếm khuyết của Phật Giáo Tây Tạng vào lúc mà sự nghiên cứu Đông Tây còn trong thời kỳ phôi thai và bất cứ sự chuyển ngữ nào cũng khó khăn cho giới phổ thông. Kết quả, bà đã diễn dịch những khiếm khuyết này trong phạm vi không thích hợp hầu hết của Yoga Ấn Giáo và Vedanta, pha tạp một cách thoãi mái những tư tưởng từ kiến thức Ai Cập cổ đại và những phong trào tâm linh Âu châu. Trong khi sự thích thú của bà là trong những hiện tượng tâm linh và huyền bí, bà nhấn mạnh năng thực tự nhiên, thì những người tìm kiếm khác của Âu châu thời kỳ đầu là huyền bí Tây Tạng.

Bà Blavatsky đã nói rằng những bậc thánh nhân (Mahatmas) của Ấn Độ và Tây Tạng, những siêu nhân là đến từ Shambhala, sai khiến truyền cảm từ xa những giáo huấn của họ cho bà, là những điều mà bà đã tập họp trong Giáo Huấn Bí Mật (The Secret Doctrine). Shambhala, bà đã giải thích là một vương quốc huyền thoại ở Tây Tạng, nơi đã bảo tồn những giáo huấn bí mật của lục địa huyền thoại Atlantis [[viii]]. Cư dân Shambhala là hậu duệ của những người ở Atlantis, vùng đất được Plato đề cập và đã chìm dưới đáy biển. Tuy nhiên, trong thực tế, Giáo Pháp Thời Luân không đề cập bất cứ điều gì về vùng đất huyền thoại Atlantis. Điều liên hệ đã là một sản phẩm trong sự tưởng tượng phong phú của bà ta.

Blavatsky ngụ ý rằng những người Atlantis ở Shambhala là chủng tộc nhân loại thứ tư, những người gần như bất diệt và là những người hành động vì sự cát tường của nhân loại và chống lại sự xấu ác. Thế giới hiện đại phải học hỏi những giáo huấn của họ vì chẳng bao lâu một cuộc chiến tranh vĩ đại sẽ nổ ra. Những năng lực của ánh sáng tuệ giác phải phối hợp để đấu tranh với mãnh lực của bóng tối vô minh. Bà cũng bàn đến một vương quốc huyền thoại khác ở Tây Tạng, Agardhi, nơi gần gũi hơn với con người hơn.

9.- HITLER VÀ VIỆC TÌM KIẾM SHAMBHALA

Hitler cũng bị hấp dẫn với ý tưởng về Shambhala. Vào lúc trẻ tuổi, ông ta học về huyền bí và yoga ở thủ đô Viên, Áo Quốc. Sau này ông ta chuyển sang Thuyết Thần Bí. Sau khi nắm được quyền lực, Hitler tập họp tối đa những tin tức về những nhóm huyền bí trên thế giới mà ông ta có thể. Khuynh hướng của ông ta là tìm ra những yếu tố thông thường với Thần Bí Học và để tái diễn dịch những giáo lý này trong hình thức của lý thuyết thần bí. Với sự hổ trợ của nhà thám hiểm Sven Hedin, ông ta đã đưa vài nhà chuyên môn sang Tây Tạng. Bị hướng dẫn do sự tưởng tượng sai lầm của bà Blavatsky, họ tìm kiếm sự liên lạc với Shambhala hoang đường để cung cấp sự hổ trợ cho việc thống trị thế giới. Họ tuyên bố rằng mặc dù Shambhala từ chối họ, nhưng họ có thể tiếp xúc và đạt được sự hổ trợ từ vương quốc huyền thoại Agardhi mà bà Blavatsky cũng đã từng đề cập. Rõ ràng, chế độ quốc xã Nazi đã kết thúc trong một trò hề thê thảm.

10.- SỰ LIÊN HỆ KALMYK MONGOL

Ý kiến cho rằng hàng nghìn người Tây Tạng đã sống chung quanh thủ đô Bá Linh, Đức Quốc trong Đế chế thứ ba (1933-1939) phát sinh từ việc lẫn lộn về những người Kalmyk Mongol. Kalmyk là những người Mongol Tây phương đã định cư ở vùng Volga của Nga bên phía Âu châu trong thế kỷ 17. Vì đã đứng vào phe chống lại Cộng sản Bloshevik trong cuộc Cách Mạng tháng Mười Nga, nên một số lớn đã di cư đến Belgrade, Serbia, trong năm 1920.

Bắt đầu từ năm 1932, Stalin tàn phá những tu viện và chùa chiền ở Kalmykia và khủng bố khắc nghiệt dân chúng. Hy vọng lật đổ Stalin và để giải phóng Kalmykia, nhiều người Kalmyk Serbia đã chiến đấu với quân đội Đức ở mặt trận phía Đông trong thế chiến thứ hai. Những người Kalmyk ở Kalmykia ủng hộ nổ lực của họ. Khi Stalin tống xuất toàn bộ dân chúng Kalmyk sang Tây Bá Lợi Á vào năm 1944, thì đây là sự trừng phạt cho việc tham dự của họ với kẻ thù của Stalin.

Ước mong đạt được sự hổ trợ huyền bí từ chiến tranh, Hitler đã đem một nhóm nhỏ những tu sĩ Kalmyk đến Bá Linh để tiến hành những nghi lễ cho sự chiến thắng của ông ta. Giống như những nhà chinh phục Mongol thời Trung cổ là Thành Cát Tư Hản và Hốt Tất Liệt, thì Hitler đã thất vọng với bất cứ hổ trợ siêu nhiên nào mà ông ta có được. Theo sự phỏng vấn riêng tư với những người sống sót từ trong các tu sĩ ấy, mà sau này định cư ở Munich, chế độ quốc xã phát xít không có hiểu biết gì về Đạo Phật hay về nghi lễ mật tông mà các tu sĩ tiến hành. Nhận ra khuynh hướng thật sự của quốc xã, người Kalmyk chỉ cầu nguyện cho sự giải phóng của Kalmyk và cho hòa bình của thế giới.

11.- MÊ MUỘI VỀ MẬT TÔNG

Một trong những khía cạnh phức tạp và dễ dàng bị hiểu lầm của mật tông và nghi lễ của nó là biểu tượng gợi ý về tình dục, cầu nguyện quỷ thần, và bạo động. Những hình tượng chư Phật thường hiện diện như một đôi kết hợp và có nhiều khuôn mặt ma quái, đứng trong sự bao phủ của những ngọn lửa, và dày xéo những những chúng sinh bất lực dưới chân các ngài. Nhìn thấy những hình tượng này đã làm những học giả phương Tây kinh khiếp vào buổi đầu, những người thường có quá khứ từ thời nữ hoàng Victoria (1837-1901) hay những nhà truyền giáo.

Ngay cả hiện nay, một số người tin tưởng rằng cặp người giao phối là lạm dụng tình dục phụ nữ. Những người khác tưởng tượng rằng hình tượng kết hợp nam nữ biểu hiện cho sự siêu việt tất cả những nhị nguyên đến quan điểm rằng không có gì khác biệt giữa “tốt” và “xấu”. Kết cuộc, người ta nghĩ rằng, mật tông là phi đạo đức và không chỉ công nhận mà ngay cả còn khuyến khích việc sử dụng chất rượu và ma túy, và thái độ khoái lạc, tội phạm, và thậm chí chuyên chế bạo ngược.

Một số còn đi xa hơn bình phẩm một cách phóng túng, những đạo sư mật tông rất được tôn kính đã âm mưu chiếm lĩnh thế giới và rằng giáo huấn Thời Luân là nguồn gốc cho ý tưởng Phát xít và là nguồn cảm hứng của những nhóm tân phát xít. Một cách kỳ lạ, những sự kết án vô căn cứ như vậy lại song hành việc ám ảnh phát xít với việc đổ lỗi những người Do Thái cho tất cả những thứ xấu xa trên thế giới này. Vì vậy, cảnh báo những hiện tượng cực đoan là cần thiết.

12.- MÊ LẦM HIỆN ĐẠI VỀ MẬT TÔNG LÀ KHÔNG CÓ GÌ MỚI

Tây phương không phải là những người đầu tiên tuyên bố mật tông tantra là hình thức thoái hóa của Đạo Phật. Khi mật tông khởi đầu đến Tây Tạng vào giữa thế kỷ thứ tám, nhiều người đã lấy những biểu tượng kinh điển như đương nhiên cho phép tự do những nghi lễ tình dục và dâng cúng máu. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ thứ chín, một hội đồng tôn giáo đã cấm chỉ việc chuyển dịch xa hơn những mật điển và cấm bao gồm những thuật ngữ mật tông trong Đại từ điển Phạn-Tạng. Một trong những ưu tiên chính đối với những đạo sư Ấn Độ biệt thỉnh cho việc phổ biến Đạo Phật lần thứ hai ở Tây Tạng là để làm sáng tỏ những hiểu biết sai lầm về tình dục và bạo động trong mật tông.

Không phải tất cả những người Tây phương tiếp xúc sớm sủa với mật tông thấy biểu tượng phi đạo đức. Một số sự hiểu biết sai lầm trong những cách khác. Một số, như nhiều người Tây Tạng buổi đầu, thấy những hình tượng mật tông. Ngay cả hiện nay, một số người đã hướng đến mật tông hy vọng tìm ra những kỷ thuật tình dục mới và hấp dẫn hay những giải thích tâm linh cho sự đam mê của họ với tình dục.

Tuy thế, những người khác thấy những hình tượng dễ sợ như sự cám dỗ cho việc mong ước đạt được những năng lực ngoại hạng của họ. Những người như vậy dẫm trên bước chân của nhà chinh phục Hốt Tất Liệt vào thế kỷ 13, người tiếp nhận mật tông Tây Tạng chính yếu trong sự mong ước rằng nó sẽ giúp cho ông đạt đến chiến thắng đối với kẻ thù của ông.

Thấu hiểu sai lầm mật tông, thế thì là một vấn nạn dai dẵng. Lý do cho sự nhấn mạnh của tantra về vấn đề bí mật đối với giáo huấn và những hình tượng của nó là để tránh những sự thấu hiểu sai lầm như vậy, chứ không phải để che dấu điều gì đấy bất thiện. Mật tông chỉ dành cho những ai với sự chuẩn bị đầy đủ trong việc học hỏi và thiền quán có nền tảng để thấu hiểu mật tông trong phạm vi thích đáng của nó.

13.- NHỮNG HÌNH TƯỢNG HỢP NHẤT TÌNH DỤC KHÔNG LIÊN HỆ ĐẾN TÌNH DỤC THÔNG THƯỜNG

Mật tông trong Đạo Phật là một phương pháp phát triển của việc thực tập nhấn mạnh sự hợp nhất phương pháp và tuệ trí. Sự thống hợp được đại diện bởi một một cặp người trong sự hợp nhất. Tạng ngữ cho hai người này, yab-yum, có nghĩa là “cha và mẹ”. Giống như một ông cha và bà mẹ trong sự hợp nhất được đòi hỏi để sản sinh ra một đứa trẻ, tương tự như phương pháp và tuệ trí trong sự hợp nhất được đòi hỏi cho sự phát sinh giác ngộ.

Phương pháp, người cha, biểu thị cho bồ đề tâm, quyết tâm đạt đến giác ngộ vì lợi ích của người khác tối đa như có thể. Nó cũng đại diện cho nhiều nguyên nhân khác được dạy trong mật tông cho việc đạt đến những thân thể giác ngộ vật lý của một vị Phật.

Tuệ trí, người mẹ, biểu thị cho sự thân chứng thực tại với những trình độ khác nhau của tâm thức, như những nguyên nhân cho tâm thức giác ngộ của một vị Phật. Đạt được sự hợp nhất của thân thể vật lý và tâm thức của một vị Phật đòi hỏi việc thực hành sự hợp nhất phương pháp và tuệ trí. Vì văn hóa Ấn Độ và Tây Tạng không chia sẻ cùng một ý nghĩa Thánh kinh kiểu cách bộ tịch của tình dục, nên chúng không có những điều cấm kỵ về việc sử dụng những hình tượng tình dục để biểu thị cho sự hợp nhất này.

Một trình độ khác về ý nghĩa của người cha như phương pháp là sự tỉnh thức diệu lạc. Sự hợp nhất của cha và mẹ biểu thị sự tỉnh thức diệu lạc phối hợp với sự thân chứng thực tại – nói cách khác, sự thực chứng hay thấu hiểu thực tại với một sự tỉnh thức diệu lạc. Ở đây, sự tỉnh thức diệu lạc không liên hệ đến khoái lạc của việc xuất tinh như trong tình dục thông thường, mà là một thể trạng diệu lạc của tâm thức đạt được qua những phương pháp yoga nâng cao để kiểm soát và tập trung những năng lượng vi tế của thân thể. Sự ôm ấp của cha và mẹ, thế thì, cũng là những biểu tượng của khía cạnh diệu lạc trong việc hợp nhất phương pháp và tuệ trí, nhưng không có điều gì biểu thị cho việc sử dụng tình dục thông thường như một phương pháp của mật tông tantra.

Thật quan trọng để không trở thành mê lầm hay lạc lối bởi những biểu tượng được dùng trong những nền văn hóa ngoại quốc. Một số người không quen với Ki Tô Giáo, thí dụ thế, có thể thấy hình tượng một người đàn ông bị đóng đinh trên thập giá và nghĩ rằng giáo lý Cơ Đốc dạy những phương pháp tra tấn. Chúng ta phải luôn luôn nhìn vấn đề một cách sâu sắc hơn để nghiên cứu những biểu tượng muốn nói gì. Thí dụ, mật điển liên hệ đến sự hợp nhất một loạt chín người đàn bà lũy tiến lớn hơn một năm tuổi, bắt đầu với tuổi mười hai, biểu thị sự đạt đến những mức độ gia tăng dần dần của sự tỉnh thức diệu lạc về thực tại. Nó đại biểu cho chín tầng bậc của việc loại trừ mức độ vi tế nhất của việc mê muội về thực tại và chắc chắn nó không liên hệ đến việc lạm dụng tình dục với những thiếu nữ tuổi mười mấy.

14.- THỆ NGUYỆN MẬT TÔNG KHÔNG CHO PHÉP SỰ TỰ DO GIẾT HẠI

Những lễ quán đỉnh mật tông, chẳng hạn như Kalachakra, đòi hỏi việc phát nguyện thọ giới để tránh khỏi thái độ tàn phá. Những điều này bao gồm “giới bồ tát” để tránh khỏi thái độ hoặc là tổn hại người khác hay nguy hại đến những khả năng để hổ trợ người khác. Nền tảng đòi hỏi là thọ trì một cấp độ nào đấy của cư sĩ hay tu sĩ, chẳng hạn như tránh việc giết hại mạng sống, trộm cắp, dối trá, tham gia trong thái độ tình dục không thích đáng, và sử dụng chất say sưa.

Người dự lễ quán đỉnh cũng phát nguyện không được sử dụng những thệ nguyện này như một lý do cho việc tránh né sự giết hại, trộm cắp, và v.v…, khi từ bi đòi hỏi thực hiện những hành động quyết liệt và không có sự lựa chọn hòa bình nào. Thí dụ, để ngăn chặn một con chó dại đang điên cuồng cắn người, hay một kẻ giết người hàng loạt đang bắn giết đám đông từ một ngọn tháp, đôi khi có thể cần thiết để bắn con chó dại hay kẻ giết người. Đây là trường hợp duy nhất nếu không thể dùng phương tiện hòa bình để ngăn chặn con chó hay kẻ giết người khỏi làm tổn thương hay giết hại nhiều người hơn nữa, và chỉ nếu mà người ta có khả năng để chấm dứt những sự tấn công tiếp tục bằng việc dùng đến những phương tiện đầy sức thuyết phục. Trong những trường hợp như vậy, từ chối sử dụng những phương tiện quyết liệt là vi phạm thệ nguyện mật tông.

Tóm lại, phát nguyện không từ chối giết hại là một thệ nguyện cam kết sử dụng ngay cả những hành động đối phó mạnh mẽ để chấm dứt sự tổn hại cho người khác, nếu chắc chắn là cần thiết, nhưng chỉ khi tất cả những phương pháp khác đã thất bại. Hơn thế nữa, điều ấy phải được thực hiện căn cứ trên lòng từ bi chân thành, chứ không phải căn cứ trên sự sợ hãi và thù hận. Chắc chắn đấy không phải là lời thề để giết những binh đoàn thù địch một cách cố tình, như khi tham gia quân đội.

15.- THỆ NGUYỆN MẬT TÔNG KHÔNG CHO PHÉP TRỐN TRÁNH TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC

Quán đỉnh trong những lớp mật tông cao nhất, như Kalachakra chẳng hạn, cũng đòi hỏi tiếp thọ “mật tông thệ nguyện”. Những điều này hướng dẫn tránh khỏi sự biểu hiện trong những cung cách làm tổn thại đến tiến trình tâm linh của hành giả, như quên lãng tiếp tục chính niệm về bản chất tự nhiên thật sự của thực tại mỗi ngày, trong dạng thức của tính không.

Tính không không có nghĩa là mọi thứ, bao gồm cả đạo đức giới luật, trong thực tế là không hiện hữu. Nó không bao giờ phủ nhận những sự phân biệt quy ước thế gian (tục đế) giữa thái độ tàn phá và xây dựng, hay chức năng của hành trạng nhân và quả. Bất nhị, như được trình bày bởi hai người hợp nhất, có nghĩa rằng những đặc trưng như ‘tàn phá’ và ‘xây dựng’ thật sự hiện hữu một cách độc lập với nhau. Chúng được định rõ trong mối liên hệ với mỗi bên và trong sự liên quan đến nhân và quả của chúng. Do vậy, vượt khỏi nhị nguyên không có nghĩa là đạt được thẩm quyền để buông thả trong thái độ vị kỷ hay lạm dụng và cho bãi bỏ trách nhiệm đạo đức đối với hành động của hành giả. Nó có nghĩa là đạt đến sự tỉnh giác hoàn toàn về thực tại, với một nhãn quan tương tức và tương nhập của mọi thứ.

16.- BIỂU TƯỢNG NẾM RƯỢU

Hơn thế nữa, khi hành giả mật tông chấp nhận nếm một ít rượu thiêng và thịt trong những nghi lễ nào đấy, điều này biểu thị sự tịnh hóa và việc sử dụng những năng lượng vi tế trong thân thể họ cho việc đạt đến giác ngộ. Như việc tiếp nhận bánh mì và rượu thánh trong lễ hiệp thông của Ki Tô Giáo, hành động biểu tượng hầu như không khuyến khích việc lạm dụng rượu hay ma túy.

17.- NHỮNG HÌNH TƯỢNG MẠNH BẠO KHÔNG BIỂU THỊ CHO MA QUỶ

Những hình tượng Phật có thể hòa bình hay mạnh bạo, như được biểu lộ trong cấp độ đơn giản nhất bằng những nụ cười mĩm trên khuôn mặt các ngài hay để lộ răng nanh. Một cách tỉ mỉ hơn, những hình tượng mạnh bạo có những khuôn mặt kinh khủng, cầm những vũ kí, và chỗ đứng bao quanh với lửa. Một phần của sự mê lầm sinh khởi về vai trò và khuynh hướng của những hình tượng mạnh bạo đến từ những sự phiên dịch thông thường của từ ngữ cho các ngài như những “bổn tôn phẩn nộ.”

Đối với nhiều người Tây phương với sự giáo dục Thánh Kinh, thuật ngữ phẩn nộ bổn tôn mang hàm ý của một thánh thần toàn năng với sự giận dữ báo thù chính đáng. Một thánh thần như vậy ban phát sự trừng phạt thiêng liêng như công lý cho những kẻ bất lương đã làm những việc bất tuân luật lệ vị ấy hay xúc phạm vị ấy thế nào đấy. Đối với một số người, một bổn tôn phẩn nộ thậm chí có thể có nghĩa là Ác thần hay ma quỷ làm việc bên phía thế giới của bóng tối.

Quan niệm Phật Giáo không liên quan gì đến những ý tưởng như vậy. Mặc dù thuật ngữ Tây Tạng phát sinh từ một trong những từ ngữ thông thường của giận dữ, nhưng giận dữ ở đây có hàm ý hơn về sự ghét bỏ hay ghê tởm – một thể trạng mạnh bạo của tâm thức hướng trực tiếp đến một đối tượng với nguyện ước lìa bỏ nó. Do thế, một sự chuyển ngữ thích đáng hơn có thể là một hình tượng mạnh bạo.

Những hình tượng mạnh bạo biểu thị phương tiện năng lượng mạnh mẽ thường đòi hỏi để xuyên qua những chướng ngại tinh thần và cảm xúc ngăn cản hành giả với sự sáng suốt hay từ bi. Những kẻ thù là những hình tượng tan vở bao gồm sự mê muội, lười biếng, và vị kỷ. Những vũ khí mà người ta sử dụng để bắc qua những phẩm chất tích cực phát triển cùng với con đường tâm linh, chẳng hạn như tập trung, nhiệt tình và từ ái. Những ngọn lửa chung quanh hình tượng là những loại khác nhau của tỉnh thức sâu xa (tuệ trí) đốt cháy đi những chướng ngại. Quán tưởng chính mình như một hình tượng mạnh bạo giúp chúng ta khai thác năng lượng tinh thần và thanh toán để chinh phục những “kẻ thù nội tại.”

18.- KẾT LUẬN

“Thời Luân Kim Cương vì Hòa Bình Thế Giới” hay“Bánh Xe Thời Gian vì Thế Giới Hòa Bình” có thể hiện hữu đến một số người như một tuyên bố định kiến bởi Đạo Phật rằng nó có một cây dù riêng biệt cho hợp tác liên tôn. Nó cũng có thể xuất hiện không thích đáng đến một số người liên hệ Kalachakra với hòa bình thế giới khi sự giải thích của Shambhala đề xướng một sự thay đổi rộng lớn và dưới một vị cứu tinh của Phật Giáo đấu tranh chống lại một cuộc chiến xâm lược tương lai bởi một vị cứu thế dối trá. Tuy nhiên, người ta không được quên phạm vi lịch sử và văn hóa mà trong ấy giáo pháp Thời Luân đã sinh khởi.

Vào cuối thế kỷ thứ mười của kỷ nguyên này, một niềm tin phổ biến lan tràn khắp Trung Đông và những bộ phận của Nam Á rằng sự khải huyền[[ix]] và ngày tận thế sẽ xãy ra khoảng hơn một thế kỷ sau đó. Hầu hết mọi người vào lúc ấy bận tâm với vấn đề sự ra đời của một vị cứu thế, và Đạo Phật đã đáp ứng cho nhu cầu của họ bằng việc trình bày con đường tâm linh của mình trong một cấu trúc thích ứng và đầy đủ ý nghĩa cho hoàn cảnh của họ. Vì vậy, nó hình thành một lời tiên tri song hành với những tầng bậc lũy tiến của sự thực hành thiền quán Kalachakra. Vì lý do ấy, chấp nhận lời tiên tri mở ra một con đường cho con người của thời đại ấy và khu vực ấy chấp nhận lộ trình tâm linh Kalachakra. Đọc nhiều hơn thế nữa vào trong cấp độ ngoại tại tiên liệu của Kalachakra dường như đang khơi rộng vấn đề này. Dữ liệu không phản ánh cũng không tạo hình cho quan điểm của Đạo Phật về tình trạng thế giới hiện tại.

Đức Đạt Lai Lạt Ma chưa bao giờ tuyên bố là mình một vị cứu tinh của Đạo Phật có khuynh hướng hình thành một công thức đưa toàn thế giới vào trong một “giai cấp kim cương” dưới sự lĩnh đạo của ngài để chống lại sự xâm lược của những thế lực phi đạo đức. Hơn thế nữa, mật tông tantra không giảng dạy pháp thuật tình dục có thể loại trừ không khí của mọi điều xấu ác. Ngay cả trong phương diện “chiến tranh đạo đức chống lại khủng bố” hiện tại, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng không tuyên bố là mình là biểu tượng đạo đức để đoàn kết thế giới.

Trong việc ban pháp quán đỉnh Thời Luân, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố rằng ngài chỉ giới thiệu một cơ hội cho mọi người thuộc mọi tôn giáo khác nhau liên kết lại với nhau trong một vài ngày trong một không khí hòa bình và để quán chiếu về từ bi. Những người không phải Phật Giáo tìm thấy điều gì đấy hữu ích trong những lời giảng dạy của ngài được hoan nghênh để chấp nhận chúng vào trong những cấu trúc tin tưởng của chính họ. Bất cứ điều gì mà họ thấy là vô lý, thì họ cũng được hoan nghênh để loại bỏ. Một loại chân thành và cởi mở như thế là dấu ấn làm cho lễ truyền pháp Thời Luân Kim Cương thực sự vì hòa bình thế giới.

Kalachakra, Tantra, and Their Relation with World Peace
Ẩn Tâm Lộ ngày 12/04/2011
http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/advanced/kalachakra/kalachakra_world_peace/kalachakra_tantra_rel_world_peace.html

[[i] ] Giáo Pháp Thời Luân: Kalachakra --- Giáo Pháp Tương Tục: Tantra

[[ii] ] Manichaeism

[[iii] ] Tantra: tương tục

[[iv] ] Dajjal: diễn dịch của Hồi Giáo về sự đối kháng Chúa Ki Tô (anti-Christ).

[[v] ] Bất cứ vị khalip (vua) nào cai trị đế quốc Hồi Giáo ở Bagdhdad (750-1258), những hậu duệ của Abbas, chú của Mohammed.

[[vi] ] kinh “Ðại Tập Nguyệt-Tạng”, có ghi thêm lời huyền-ký rằng :
Sau khi Phật nhập Niết-Bàn rồi, Phật-pháp sẽ diễn-tiến qua năm thời-kỳ sau đây, gọi là ngũ kiên-cố. 1/- Giải-thoát kiên-cố, 2/- Thiền-định kiên-cố, 3/- Ða văn kiên-cố, 4/- Tháp tự kiên cố, 5/- Ðấu tranh kiên cố

[[vii] ] Shangri-la: Hương Cách Lý Lạp, Shangri-La là một địa điểm hư cấu được miêu tả trong tiểu thuyết năm 1933, Lost Horizon (chân trời đã mất), của nhà văn Anh James Hilton. Trong tiểu thuyết này, "Shangri-La" là một thung lũng huyền thoại, dẫn đến từ một tu viện Lạt-ma giáo, nằm trong vùng phía tây cuối dãy núi Côn Lôn. Shangri-La đã trở nên đồng nghĩa với bất kỳ thiên đường hạ giới nào, đặc biệt với xã hội không tưởng Hymalaya huyền thoại - một vùng đất hạnh phúc vĩnh viễn, biệt lập với thế giới bên ngoài. Trong tiểu thuyết Lost Horizon, những người sinh sống ở Shangri-La gần như bất tử, sống lâu vượt quá tuổi thọ thông thường và chỉ có bề ngoài lão hóa rất chậm. Trong các văn bản Tây Tạng cổ, sự tồn tại của bảy địa danh như thế đã được đề cập với tên Nghe-Beyul Khimpalung. Một trong những địa danh như thế nằm ở đâu đó trong vùng Makalu-Barun.

[[viii] ] Lục địa huyền thoại Atlantis được xem là đạt tới đỉnh cao vinh quang hơn 11 nghìn năm trước, nhưng nó chỉ xuất hiện trong thư tịch khoảng 2.350 năm trước, từ 359 đến 347 năm trước Công nguyên.

[[ix] ] (kinh thánh) nơi chiến đấu quyết liệt cuối cùng giữa thiện và ác.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết