VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!

Join the forum, it's quick and easy

VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!
VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LUẬN VỀ NIỆM PHẬT
TÁI LẬP TRẬT TỰ TÌNH TRẠNG HỔN ĐỘN EmptyWed May 21, 2014 12:49 am by Admin

» Duy ngã độc tôn
TÁI LẬP TRẬT TỰ TÌNH TRẠNG HỔN ĐỘN EmptySat May 10, 2014 12:17 am by Admin

» VIỄN LY – QUYẾT ĐỊNH GIẢI THOÁT
TÁI LẬP TRẬT TỰ TÌNH TRẠNG HỔN ĐỘN EmptySat Jan 14, 2012 10:31 am by Admin

» THI HAY KỆ
TÁI LẬP TRẬT TỰ TÌNH TRẠNG HỔN ĐỘN EmptyFri Jan 13, 2012 6:32 am by Admin

» VỌNG TƯỞNG LUÂN HỒI
TÁI LẬP TRẬT TỰ TÌNH TRẠNG HỔN ĐỘN EmptyWed Dec 07, 2011 11:59 am by Admin

» QUAN ĐIỂM CỦA TÔI
TÁI LẬP TRẬT TỰ TÌNH TRẠNG HỔN ĐỘN EmptyMon Dec 05, 2011 10:51 pm by Admin

» Mục lục - Giới thiệu
TÁI LẬP TRẬT TỰ TÌNH TRẠNG HỔN ĐỘN EmptyMon Dec 05, 2011 10:48 pm by Admin

» ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI TẠP CHÍ NEWSWEEK
TÁI LẬP TRẬT TỰ TÌNH TRẠNG HỔN ĐỘN EmptyFri Oct 14, 2011 9:36 am by Admin

» BẢO HÀNH VƯƠNG CHÍNH LUẬN
TÁI LẬP TRẬT TỰ TÌNH TRẠNG HỔN ĐỘN EmptyWed Sep 14, 2011 5:05 am by Admin

Affiliates
free forum


TÁI LẬP TRẬT TỰ TÌNH TRẠNG HỔN ĐỘN

Go down

TÁI LẬP TRẬT TỰ TÌNH TRẠNG HỔN ĐỘN Empty TÁI LẬP TRẬT TỰ TÌNH TRẠNG HỔN ĐỘN

Bài gửi  Admin Sun Jun 06, 2010 1:06 am

TÁI LẬP TRẬT TỰ TÌNH TRẠNG HỔN ĐỘN



Susan Faust/ Jean Zukowski / Tuệ Uyển chuyển ngữ



Những nhận thức liên hệ với nhau. Một cây sồi đơn độc dường như lớn hơn khi so sánh với một con người. Tuy thế, nếu chúng ta có sánh nó với một cây đan mộc (redwood) bình thường thì cây sồi lớn dường như nhỏ bé. Nói cách khác, mọi vật trong thiên nhiên lớn hay bé, già hay trẻ, tùy vào kích thước và sự so sánh liên hệ.



Thật dễ dàng để hiểu tại sao thời gian liên hệ với nhau. Chúng ta suy nghĩ trong nhận thức của con người. Chúng ta sống ngày này qua ngày khác, nhưng trong hệ thống khổng lồ của vạn vật, thời gian của những ngày và những tuần thì quá ngắn ngũi và rằng một bửa thì không đáng kể. Thời gian có nghĩa là hàng tỉ năm. Trãi qua đời sống của một con người, không có gì thay đổi nhiều. Ngay cả cây cối thì sống lâu hơn con người, và trái đất tự nó thì quá già. Trong giới hạn của con người về năm tháng, trái đất được hình thành từ những đám mây khí và bụi quay cuồng khoảng năm tỉ năm về trước. Chuyển biến một cách chậm chạp, và hành tinh nguội dần dần, và trở nên có thể hổ trợ sự sống. Một lần nữa trong ngôn ngữ của loài người, trái đất cần khoảng một tỉ năm để nguội đi. Khi trái đất nguội rồi, nước và khí tách rời từ những phần rắn của những yếu tố nặng hơn. Những mãng đất to lớn - những lục địa - và đại dương được hình thành.



Thế rồi, khoảng một tỉ năm trước, một sự thay đổi vĩ đại đã xãy ra. Một hệ thống sinh thái bao la của những đại dương và lục địa bắt đầu phát triển với vô số những hình thức sống khác nhau, thứ này tùy thuộc trên thứ kia. Những sinh vật đầu tiên trên địa cầu là những động vật bé tí hon của đại dương, và rồi thì những động vật này phát triển vỏ cứng. Bảy mươi tỉ năm sau, những động vật đầu tiên với xương lưng - cá - xuất hiện. Tiếp theo, côn trùng phát triển, khoảng bốn trăm triệu năm trước. Sau hai trăm triệu năm nữa, khủng long và những động vật có vú đầu tiên bước chân trên mặt đất. Rồi thì những động vất máu nóng chiếm lĩnh bầu trời - những con chim đầu tiên. Năm mươi triệu năm sau, cả chim chóc và động vật có vú hiện diện đông đảo như những cư dân của trái đất. Khoảng ba triệu năm trước, theo những nhà khoa học tin tưởng, con người đầu tiên bước chân trên địa cầu. Sự sống bây giờ lan rộng cùng khắp.



Trong sự so sánh với động vật tí hon của biển và sò ốc, cá, côn trùng, và chim, con người chỉ vừa đến. Trong ý nghĩa của địa chất học, con người là những kẻ mới đến. Mặc dù thời gian của con người hiện diện trên trái đất chỉ ngắn thôi, tuy vậy, con người đã mang đến những sự thay đổi rộng rãi bao la trên bề mặt trái đất - những sự thay đổi vượt xa tỉ lệ chiều dài thời gian mà con người xuất hiện. Trong nhiều phương diện, loài người đã làm nên một tình trạng hổn độn trên hành tinh này.



LOÀI NGƯỜI CỐ GẮNG ĐỂ KIỂM SOÁT TÀI NGUYÊN

Loài người đã kiểm soát khống chế khắp môi trường chung quanh họ hơn bất cứ chủng loại nào khác trên trái đất. Với sự phối hợp của trí thông minh và khả năng khéo léo của bàn tay (khả năng chế tạo và xử dụng dụng cụ), con ngừoi đã tìm ra những phương pháp để làm cho nhiều vùng đất đai trên địa cầu có thể xử dụng được, những phương pháp xử dụng tài nguyên cây cối và động vật, khả năng chăn nuôi trồng trọt, và những phương pháp để xử dụng khoáng sản, nhiên liệu, và những nguyên vật liệu và tài nguyên khác trên trái đất.



Khi dân số gia tăng trên mặt đất, nó cũng tăng thêm sự khó khăn cho sự sống còn của loài người đối với những tài nguyên trên mặt đất. Diện tích đất đai có giới hạn. Nó chỉ có thể sản xuất một khối lượng thực phẩm tối đa và không thể hơn nữa. Khi dân số tăng, sự tiêu dùng cũng tăng thêm nữa. Thực tế, sự gia tăng dân số là ngoài sức tưởng tượng. Trong năm 1900, có 1,2 tỉ người trên trái đất. Đến năm 1950, có 2,5 tỉ người. Vào năm 2000, có hơn 6 tỉ người, và con số này có thể lên đến 8 tỉ người vào năm 2030. Rõ ràng, nhiều vùng trên trái đất đã quá đông dân; trong nhiều vùng này, tương lai chắc chắn sẽ mang đến nhiều sự nghèo đói khốn khổ hơn cho những người sống ở đấy. Tuy nhiên, những người ở các quốc gia giàu có xử dụng nhiều những tài nguyên thuận tiện hơn ở những quốc gia nghèo hơn. Khi họ xử dụng những tài nguyên này, họ cũng phung phí (dùng thiếu cẩn trọng hay hoang phí) một khối lượng lớn của chúng. Sự lãng phí tài nguyên này làm ô nhiễm không khí, đất đai, và nước. Ô nhiễm là một sự hổn độn do bởi loài người.



Có một sự liên hệ trực tiếp giữa dân số đông đảo và những vấn đề môi trường sinh thái của chúng ta. Một ảnh hưởng trực tiếp cũng hiện hữu thái độ của loài người và tình trạng của môi trường sinh thái. Nhân loại chỉ là một bộ phận của toàn thể hành tinh. Tuy thế, con số của họ tạo nên một sự cạn kiệt đối với những nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Thí dụ, khối lượng nước trên địa cầu thì có giới hạn; nước này được làm tinh sạch qua những tiến trình tự nhiên. Tuy vậy, những tiến trình để tinh lọc nước có thể sạch, hay làm mới, chỉ là một khối lượng nước giới hạn qua sự loại trừ những chất cấu bẩn ô nhiễm.



Nếu hàng tỉ người làm ô nhiễm hàng nghìn tỉ tấn nước; trái đất không thể tái tạo nguồn cung cấp nước của nó. Vì vậy, rất nhiều nguồn nước của chúng ta sẽ không tinh khiết và an toàn. Nhiễm ô nguồn nước là một sự hổn độn mà ai đấy phải tái lập trật tự. Cũng giống như thế, nhiên liệu là nguồn tài nguyên hữu dụng. Có phải những ai đấy dùng nó để chạy xe hơi? Khi con người cố gắng để kiểm soát hành tinh và làm cho đời sống thoải mái, có phải họ đang dùng những tài nguyên cần thiết tất cả cho sự sống còn? Làm thế nào chúng ta có thể hiểu tác động của con người lên trên hệ thống sinh thái phổ biến của địa cầu?



HỆ THỐNG SINH THÁI HỌC LÀ GÌ?

Một hệ thống sinh thái làm một sự cân bằng của thực vật, động vật, và ngay cả những vi sinh vật hoạt động hổ tương với nhau và với môi trường của chúng. Trong một hệ thống sinh thái, sự tuần hoàn của đời sống được tiếp diễn qua sự xử dụng và tái xử dụng những nguồn tài nguyên có thể làm mới được. Oxygen, nitrogen, carbon, và những yếu tố khác trong phối hợp nguồn năng lượng lưu chuyển trong những hệ thống sinh thái, cung cấp hệ thống hổ trợ sự sống cho hơn sáu tỉ người cùng vô số động vật và thực vật. Loài người là một bộ phận của hệ thống sinh thái, và một hệ thống sinh thái tự điều khiển chính nó. Nếu có quá nhiều gấu sống trong một khu rừng với một khối lượng thực phẩm giới hạn trong khu rừng ấy, một số gấu sẽ chết.. Nếu một loại cá có quá nhiều những động vật khác sẽ ăn chúng. Sự cân bằng loại này là hiện tượng tự nhiên. Nếu con người sống trong sự cân bằng với trái đất, họ sẽ có đầy đủ thực phẩm. Nhưng khi sự cân bằng bị chênh lệch, một số người sẽ chết. Con người đang cố gắng để kiểm soát khống chế sự cân bằng của tự nhiên bằng sự tạo thêm thực phẩm vì thế họ có thể sống còn. Tuy vậy, con người không thể kiểm soát toàn bộ thiên nhiên.



Hệ thống sinh thái điều chỉnh khí hậu, quyết định thành phần cấu tạo khí quyển, làm mới đất, kiểm soát dịch bệnh, thụ phấn cây trồng, và cung cấp thực phẩm từ biển cả. Hệ thống sinh thái dinh dưỡng cho đời sống và xử lý chất thải. Khi thực vật hay động vật chết đi, phần thân thể phân hủy và làm đất đai màu mở. Thế rồi, đất đai dùng chất dinh dưỡng để tạo thêm thực phẩm cho những thực vật và động vật sinh sống. Hành tinh địa cầu là một hệ thống sinh thái điển hình. Tất cả những phần này cân đối với những phần kia. Những bộ phận của hành tinh có thể xem như những hệ thống sinh thái phụ.



Rừng nhiệt đới là một thí dụ cổ điển về một loại hệ thống sinh thái. Những vùng giàu mưa này của thực vật cung cấp một tính đa dạng đáng kinh ngạc về những chủng loại cho hành tinh. Chúng hấp thu thán khí carbon dioxide và tạo nên dưỡng khí oxygen. Thán khí được cây cối và thực vật xử dụng trong tiến trình quang hợp (tiến trình trong ấy cây xanh tận dụng năng lượng mặt trời, thán khí carbon dioxide, và nước để sản xuất carbohydrate trong sự hiện diện của diệp lục tố). Chức năng này của rừng nhiệt đới là quan trọng bởi vì, đối với con người, thán khí carbon dioxide có thể ảnh hưởng đến khí hậu. Trong ý nghĩa ấy, rừng nhiệt đới làm sạch không khí. Con người cần dưỡng khí oxygen để sống, và thực vật – đặc biệt trong những khu rừng nhiệt đới – cung cấp nó.



Tuy thế, kém may mắn thay, những khu rừng mưa nhiệt đới ở những vùng đất xích đạo đang dần dần biến mất. Con người muốn dùng đất hay gỗ đang hạ những khu rừng xuống. Có một thị trường cho những loại gỗ nặng và rắn của rừng nhiệt đới – gỗ tếch, gỗ mun, gỗ đỏ - cho bàn, ghế, tủ, giường. Bởi vì khách hàng sẽ trả một số tiền lớn cho những loại gỗ quý - rắn, nặng, vân hoa – những người sống ở những khu rừng sẵn sàng vui sướng để hạ gỗ và bán chúng đi. Một số rừng nhiệt đới đồng thời cũng bị cưa đốn để làm sạch đất cho những nông trại trồng trọt thực phẩm. Không cần biết lý do là gì. Cắt hạ cây cối tàn phá hệ thống sinh thái của rừng nhiệt đới. Xa hơn nữa, hầu hết đất đai của rừng nhiệt đới thì kém màu mở; nó không hổ trợ tốt cho những nông trại. Một số vùng ở trên thế giới, như ở Bragantina – Ba Tây – làm sạch đất đai cho nông trại chỉ mới vài năm qua. Bây giờ đất đó đã thành sa mạc bởi vì đất không đủ màu mở để giữ nước. Nông nghiệp đã lấy đi một số ít dinh dưỡng tự nhiên và bây giờ đất đó không thể dùng được nữa.



SỰ CÂN BẰNG TỰ NHIÊN

Loài người đã làm mất đi sự cân bằng tự nhiên. Tất cả hệ thống tự nhiên như hệ thống sinh thái, có xu hướng đối với cân bằng, trong số những nhân tố hay năng lực đối kháng. Những hành động của con người có thể là nguyên nhân hay làm nhanh thêm những thay đổi vĩnh viễn trong hệ thống sinh thái tự nhiên. Khói của lửa trại không làm hại đến môi trường. Những hệ thống thanh lọc tự nhiên có thể làm sạch khói từ trong không khí. Tuy nhiên, việc tích tập khói từ hàng nghìn nhà máy, qua hơn hai thế kỷ của công nghiệp kỷ nghệ, đã là nguyên nhân gia tăng kinh khiếp cấp độ ô nhiễm không khí trên toàn thế giới. Làm sạch khói loại này đã vượt quá khả năng của những tiến trình tự nhiên. Rừng nhiệt đới không thể làm sạch không khí một cách đầy đủ nhanh chóng. Con người sẽ phải tìm ra những phương pháp để chấm dứt tình trạng ô nhiễm công nghiệp và làm sạch sự cấu bẩn đó.



Bất kể dân số gia tăng nhanh chóng và sự lớn mạnh công nghiệp vẫn cứ tiếp diễn, một số nhóm người đã và đang sống hòa hiệp với hành tinh địa cầu. Những người này đã không thay đổi cách sống so với cung cách của tổ tiên họ. Được gọi là những người bản địa, họ tiếp tục những phương thức sống của cha mẹ, ông bà, và tổ tiên họ, những người đã từng sống trên mãnh đất ấy. Nhiều giá trị văn hóa của họ và cung cách đời sống bao gồm những sự thực hành tái tạo những nguồn tài nguyên trên địa cầu. Một số người tin rằng dân bản địa có thể dạy cho thế giới còn lại những bài học quan trọng cho sự tồn tại của hành tinh và sự sống còn cho những con người của nó. Những người bản địa sống với trái đất. Họ không dùng trái đất và tài nguyên của nó phục vụ cho sức mạnh khống chế những người khác.



Dân số gia tăng tạo nên sự thiếu hụt thực phẩm, những vấn nạn về phẩm chất không khí, và thay đổi mô thức khí hậu. Rừng nhiệt đới đang biến mất dần, đất đai và biển cả đang thay đổi. Đấy là những cơn mưa acid từ nguồn nước đi qua không khí bị ô nhiễm. Đấy là sự đe dọa hâm nóng địa cầu. Tất cả những vấn nạn này đến từ sự xử dụng quá mức những nguồn tài nguyên và sự cố gắng vật lộn của con người để khống chế môi trường.



Thế kỷ hai mươi mốt đã bắt đầu với những cường quốc tranh đua giành thuận lợi với những nguồn tài nguyên trên trái đất. Như một hậu quả của sự thèm khát cho quyền lực và sức mạnh, trái đất đã bị ngược đãi và đối xử một cách tệ hại. Bây giờ trong thiên niên kỷ thứ ba, loài người khắp nơi trên thế giới đang sống với những vấn nạn là do nguyên nhân của sự tham lam đó. Khi họ nhận ra nguyên nhân bệnh tình của hành tinh địa cầu, họ tìm ra những phương thức để làm giàu có trái đất, để đền trả lại những gì họ đã lấy đi. Chủ nghĩa cơ hội địa cầu có nghĩa là lạm dụng trái đất. Bây giờ người ta phải thực hành chủ nghĩa bảo tồn địa cầu. Mọi người phải bảo vệ và nuôi dưỡng hệ thống sinh thái của hành trinh trái đất. Nói cách khác, chúng ta phải tái lập trật tự sự hổn độn.



---

CLEANING UP THE MESS

S Susan Faust

Jean Zukowski

Tuệ Uyển chuyển ngữ
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết