VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!

Join the forum, it's quick and easy

VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!
VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LUẬN VỀ NIỆM PHẬT
KHÍ HẬU THAY ĐỔI EmptyWed May 21, 2014 12:49 am by Admin

» Duy ngã độc tôn
KHÍ HẬU THAY ĐỔI EmptySat May 10, 2014 12:17 am by Admin

» VIỄN LY – QUYẾT ĐỊNH GIẢI THOÁT
KHÍ HẬU THAY ĐỔI EmptySat Jan 14, 2012 10:31 am by Admin

» THI HAY KỆ
KHÍ HẬU THAY ĐỔI EmptyFri Jan 13, 2012 6:32 am by Admin

» VỌNG TƯỞNG LUÂN HỒI
KHÍ HẬU THAY ĐỔI EmptyWed Dec 07, 2011 11:59 am by Admin

» QUAN ĐIỂM CỦA TÔI
KHÍ HẬU THAY ĐỔI EmptyMon Dec 05, 2011 10:51 pm by Admin

» Mục lục - Giới thiệu
KHÍ HẬU THAY ĐỔI EmptyMon Dec 05, 2011 10:48 pm by Admin

» ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI TẠP CHÍ NEWSWEEK
KHÍ HẬU THAY ĐỔI EmptyFri Oct 14, 2011 9:36 am by Admin

» BẢO HÀNH VƯƠNG CHÍNH LUẬN
KHÍ HẬU THAY ĐỔI EmptyWed Sep 14, 2011 5:05 am by Admin

Affiliates
free forum


KHÍ HẬU THAY ĐỔI

Go down

KHÍ HẬU THAY ĐỔI Empty KHÍ HẬU THAY ĐỔI

Bài gửi  Admin Sun Jun 06, 2010 1:11 am

KHÍ HẬU THAY ĐỔI



Tuệ Uyển chuyển ngữ



Những nhà chiêm tinh và khí tượng thường nói gì? Cả hai đều cố gắng để tiên đoán tương lai. Chiêm tinh gia cố gắng để “thấy” cuộc sống tương lai của con người. Họ có thể nhìn vào chỉ tay, xem trên những lá bài hay nhìn vào trong những quả cầu pha lê. Hay họ có thể chỉ đơn giản cảm nhận về một người nào đấy và những sự kiện tương lai. Những nhà khí tượng cố gắng để dự đoán về những hình thái của thời tiết trên trái đất qua sự nghiên cứu những dữ kiện thời tiết từ quá khứ. Họ dùng những tin tức này để hiểu hình thái thời tiết tương lai. Cho những nhà khí tượng thủy văn, những nhà khoa học nghiên cứu về khí hậu, dự báo thời tiết một cách chính xác là một trách nhiệm to lớn. Nó có thể cứu những mạng sống và có thể là ngay cả hành tinh này.



Những nhà khí tượng học thu thập và nghiên cứu những thông tinh từ khắp mọi nơi trên thế giới. Họ muốn hiểu những hình thái thời tiết thay đổi như thế nào? Trong thế kỷ hai mươi, họ chú ý một sự gia tăng chậm nhiệt độ trong không khí và trong đại dương. Không ai biết chính xác tại sao nhiệt độ gia tăng dần lên. Tuy thế, những nhà khoa học tin tưởng rằng những hành động của con người là nguyên nhân của sự ấm dần lên. Họ cũng tin rằng một trái đất ấm hơn sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trong những chiều hướng tiêu cực. Tuy nhiên, phương thức của cuộc sống hiện đại đòi hỏi năng lượng ngày càng nhiều hơn. Năng lượng này đến từ sự đốt cháy những nhiên liệu lỗi thời như dầu mõ và than đá. Đây là một lý do mà nhiệt độ trái đất đang trở nên ấm hơn. Hình thức cho sự cảnh báo này là “hiệu ứng nhà kính.”



Hiệu ứng nhà kính hoạt động như thế này. Người ta đốt cháy những nhiên liệu như than đá và dầu mõ để có năng lượng. Khi nhiên liệu bị đốt cháy chúng cho ra khí thải. Khí thải (chủ yếu là thán khí carbon dioxide hay CO2) đi vào khí quyển, lớp khí bao quanh trái đất. CO2 giữ sức nóng của mặt trời gần bề mặt trái đất. Khối lượng của CO2 đang gia tăng một cách nhanh chóng, 31% từ năm 1750. Tầng ozone của khí quyển cũng đang thay đổi bởi vì những nhiên liệu được khai thác ra từ lòng đất. Ozone (O3) hình thành một lớp bảo vệ cao phía trên trái đất. Giống như một tấm chắn, nó ngăn cản những tia nóng từ mặt trời. Những hóa chất như chlorofluorocarbons (trong tủ lạnh và thuốc xịt tóc) đang thay đổi tầng ozone bảo vệ trái đất. Fluorocarbons là những chất ô nhiễm. Chúng làm yếu đi tầng ozone bảo vệ. Nhiều sức nóng đền từ mặt trời tiến đến tầng khí quyển thấp hơn. Và những lượng CO2 thặng dư giữ trong lượng hơi nóng thặng dư. Giống như một nhà kính, trái đất đang biểu hiện một sự nóng dần lên.



Dữ liệu khí tượng cho thấy một xu hướng ấm lên. Trong những năm 1900, nhiệt độ trung bình ở mặt biển tăng 0,6 độ C. Mười năm từ 1990 và 1999 là thập niên nóng nhất từ biết từ tài liệu lưu trử bắt đầu từ 1891. Năm nóng nhất trong kỷ lục là 1998. Dữ liệu được tập họp từ những mẫu vân cây, san hô, và băng hà. Những dữ liệu này cho thấy rằng thế kỷ 20 có sự gia tăng nhiệt độ lớn nhất trong thiên niên kỷ cuối cùng. Một kết quả là sự tan chảy băng. Mười phần trăm của tuyết và băng trên trái đất đã biến mất từ 1960. Băng hà trên núi đang nhỏ dần. Có nhiều mưa hơn. Lượng mưa, mưa đá, và tuyết đang gia tăng. Điều ấy gia tăng gần 1% mỗi thập niên trong thế kỷ 20. Cũng thế, có một sự gia tăng trong sự thường xuyên của những cơn bảo tuyết với nhiều cơn mưa dữ dội. Thực tế, có một sự gia tăng những đám mây qua những lục địa. Có ít những nhiệt độ cực kỳ lạnh tử 1950. Nước ấm tập trung như những thứ do bởi hiện tượng thời tiết El Nino và hiệu quả của chúng đã thường xuyên hơn và mãnh liệt hơn từ những năm 1970. Trên Bắc Bán Cầu, thời vụ trưởng thành đang trở nên dài hơn. Côn trùng nở ra sớm hơn. Cây cối nở hoa sớm hơn. Thêm nữa, mực nước biển đã tăng lên từ 0,1 đến 0,2 mét trong thế kỷ 20. Đại dương ấm hơn.



Những nhà khoa học làm những chương trình điện toán của những mô hình thời tiết từ những dữ kiện khí tượng. Những chương trình điện toán của họ là trong những thứ phức tạp nhất của thế giới. Một vài biến số tác động đến thời tiết. Do thế, những thảo chương khí tượng phải bao gồm rất nhiều chi tiết. Sông, biển, đại dương và những rặng núi ảnh hưởng đến thời tiết. Tuần hoàn của trái đất và mặt trăng cũng là những biến số khác của thời tiết. Lửa rừng và gió bảo phải ở trong chương trình. Do thế cần phải thiết lập sự lớn mạnh và tồn tại của những thành phố. Với những biến số này trong máy điện toán, các nhà khoa học có thể quyết định những điều kiện tương lai của thời tiết. Vì thế, họ có thể dự đoán những tình trạng khí tượng có thể xãy ra. Họ căn cứ những dự đoán về thời tiết từ những dữ liệu trong quá khứ.



Với những chương trình như thế, những nhà chuyên môn có thể tiến hành những dự đoán hữu ích. Họ nhập những dữ liệu có thể vào trong máy điện toán. Thí dụ, họ có thể nghiên cứu những lượng khác nhau của carbon dioxide khí quyển. Thí dụ, ít xe cộ hơn, sản sinh ít carbon dioxide hơn. Chương trình đặt tất cả những dữ liệu phối hợp với nhau. Rồi thì, máy điện toán sẽ cho những dự đoán đặc trưng tùy theo lượng CO2. Trong cách này, những nhà chuyên môn dự đoán những tác động của hiện tượng trái đất ấm lên đến thời tiết. Có khoảng vài trăm nhà chuyên môn khí quyển trong Ủy ban Liên quốc gia về Thời tiết Thay đổi (IPCC). Họ dùng những thảo chương điện toán để nghiên cứu về những tác động của hiện tượng trái đất ấm lên. Họ dự đoán sự gia tăng nhiệt độ khắp thế giới là 1,4 đến 5,8 độ C trong khoảng nửa đầu thế kỷ 21.





Thời tiết sẽ thay đổi thế nào trong tương lai? Câu trả lời cho điều này tùy thuộc trên nhiều biến số khác nhau. Những chương trình điện toán và những dữ liệu mà những khoa học gia đã sưu tập có thể được dùng cho việc phát sinh nhiều hậu quả thời tiết có thể xãy ra. Tuy thế, tất cả những kịch bản bao gồm những tác động sau đây trên nhân loại.



Tác động tiêu cực



1- Sản lượng thu hoạch nông phẩm thấp hơn trong hầu hết những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và một số ở những vùng trung vĩ tuyến.

2- Nước ít hơn trong những vùng khan hiếm nước, đặc biệt ở những vùng cận nhiệt đới.

3- Quan tâm về sức khỏe gia tăng chẳng hạn như sốt rét, dịch tả, và những bệnh tật liên hệ đến sức nóng.

4- Lũ lụt do bởi mực nước biển gia tăng và mưa dữ dội.

5- Nhiều năng lượng dùng cho máy điều hòa vì nhiệt độ nóng bức vào mùa hè.



Tác động lợi ích



1- Sản lượng nông nghiệp gia tăng tại một số vùng nào đấy ở vùng vĩ tuyền trung bình và cao.

2- Gia tăng lượng gỗ cung ứng do việc quản lý rừng.

3- Nhiều nước hơn ở một số vùng, thí dụ, trong một số nơi ở Đông Nam Á.

4- Giảm bớt bệnh hoạn của mùa đông và lạnh ở những vùng vĩ tuyền trung bình và cao.

5- Giảm bớt năng lượng đòi hỏi cho sưởi ấm do bởi nhiệt độ ấm hơn vào mùa đông.



Nhân loại sẽ phải vất vả một thời gian dài để thích hợp với những tác động này. Nhân loại phải thay đổi để tồn tại. Thực tế, nhiều sự thích nghi của con người và hệ thống thiên nhiên sẽ xãy ra một cách tự nhiên. Con người sẽ bảo vệ chính mình và những sinh vật khác. Người ta sẽ bảo vệ những động vật và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. Con người thích nghi tốt. Khả năng để thích nghi đến sự thay đổi thời tiết tùy thuộc trên kỷ thuật và học vấn. Nó cũng tùy thuộc trên sự thịnh vượng, tin tức, kỷ năng, và sự quản lý tốt.



Có những chương trình mới cho việc quản lý nước, rừng và nông trại. Sự quản lý nước là đặc biệt quan trọng. Thí dụ trong những vùng bán sa mạc ở Phi châu, những giếng nước sâu cho nước uống sạch có thể cung cấp cho nhiều thế hệ. Trong những vùng khác, nông dân đang trồng trọt cho mùa màng mới. Họ đang thay đổi ngày tháng cho thời vụ. Họ đang chăn nuôi những gia súc khác thích nghi với những mô hình thời tiết mới. Theo Ủy ban Liên quốc gia về Thời tiết Thay đổi (IPCC), cải thiện việc quản lý rừng ở nhiệt đới có thể làm nên một sự khác biệt lớn. Cây cối có thể hấp thu 12% đến 15% lượng CO2 của những nhiên liệu từ lòng đất. Sự quản lý rừng bắt đầu với chương trình trồng cây. Nó có nghĩa là cứu nguy rừng. Nó có nghĩa là những chương trình nhầm chấm dứt tàn phá rừng. Nó có nghĩa là việc khuyến khích sự tái tăng tiến tự nhiên.



Chương trình sức khỏe cho thành thị và nông thôn là một phần của chương trình thích nghi. Chương trình sức khỏe công cộng có thể bao gồm phẩm chất của không khí và nước, thực phẩm an toàn, và sự quản lý mặt nước. Những bệnh viện và bệnh xá phải được xây dựng. Chính phủ có thể làm nhiều việc lắm. Họ có thể hướng dẫn người dân về những kết quả có thê có do trái đất ấm lên. Họ có thể làm nên những luật lệ nghiêm nhặt hơn và chương trình cho việc xử dụng đất. Và dĩ nhiên, con người có thể xử dụng năng lượng lựa chọn hay thay đổi như là năng lượng mặt trời , gió, hay tế bào nhiên liệu (fuel cell) tốt hơn là những nhiên liệu từ lòng đất như dầu mõ, than đá hay khí đốt thiên nhiên.



Methanol fuel cell. The actual fuel cell stack is the layered cubic structure in the center of the image



Những kỷ thuật mới để giới hạn việc dùng nhiên liệu từ lòng đất dang phát triển một cách nhanh chóng. Thí dụ có những máy chạy bằng sức ép của nước, hơi …(turbine). Có những xe cộ chạy bằng điện, hay nạp điện. Sự cải tiến tế bào nhiên liệu và những kho chứa carbon dioxide trong lòng đất có thể hạn chế lượng CO2 trong khí quyển. Cũng thế, những phương pháp mới để hạn chế CO2 từ các động cơ đang có nhiều triển vọng. Một mục tiêu của các nhà khoa học là để giảm thấp hơn lượng CO2 để làm hạ thấp và làm chậm hiện tượng trái đất ấm lên.



Những ý tưởng này là một vài phương pháp mà con người có thể đặt kế hoạch cho tương lai. Cũng cần thiết tìm những phương pháp để bảo vệ hệ thống tự nhiên như băng hà và san hô. Chúng ta phải tìm những phương pháp để bảo vệ tất cả những chủng loại động vật và thực vật, những khu rừng, vùng cực của trái đất, và vùng đầm lầy. Một hệ thống khí hậu trái đất thay đổi là mối quan tâm trọng điểm của tương lai. Sự hợp tác quốc tế và khu vực là cần thiết để đối mặt với thử thách mới này. Chuẩn bị, chương trình, và hành động là cần thiết để giảm thiểu tác động của hiện tượng trái đất ấm lên trên hành tinh của chúng ta.



Nguyên tác: The Changing Climate

Tác giả: Susan Faust - Jean Zukowski – Elizabeth Templin

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết