VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!

Join the forum, it's quick and easy

VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!
VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LUẬN VỀ NIỆM PHẬT
NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ? EmptyWed May 21, 2014 12:49 am by Admin

» Duy ngã độc tôn
NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ? EmptySat May 10, 2014 12:17 am by Admin

» VIỄN LY – QUYẾT ĐỊNH GIẢI THOÁT
NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ? EmptySat Jan 14, 2012 10:31 am by Admin

» THI HAY KỆ
NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ? EmptyFri Jan 13, 2012 6:32 am by Admin

» VỌNG TƯỞNG LUÂN HỒI
NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ? EmptyWed Dec 07, 2011 11:59 am by Admin

» QUAN ĐIỂM CỦA TÔI
NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ? EmptyMon Dec 05, 2011 10:51 pm by Admin

» Mục lục - Giới thiệu
NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ? EmptyMon Dec 05, 2011 10:48 pm by Admin

» ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI TẠP CHÍ NEWSWEEK
NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ? EmptyFri Oct 14, 2011 9:36 am by Admin

» BẢO HÀNH VƯƠNG CHÍNH LUẬN
NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ? EmptyWed Sep 14, 2011 5:05 am by Admin

Affiliates
free forum


NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ?

Go down

NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ? Empty NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ?

Bài gửi  Admin Thu Jun 03, 2010 10:48 pm

NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ?

NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ? 250px-Green_Tara%2C_Kumbm%2C_Gyantse%2C_Tibet%2C_1993



Thỉnh thoảng một vài cá nhân, nhìn vội vả qua một tôn giáo và vẻ ra một sự kết luận bởi một định kiến và phán đoán sai lầm hay thiếu hiểu biết. Bất kỳ nam hay nữ, nhân loại hay côn trùng, tất cả chúng ta đều bình đẳng ở bản chất cố hữu về tự tánh để trở thành một vị Phật.

Tuy vậy tuỳ thuộc vào nơi chúng ta sinh ra nơi nào, người nào mà chúng ta được sinh ra, những cá nhân có những thuận lợi hay trở ngại (?).

Ngày nay, trong nhiều xứ sở, nữ giới có những trở ngại trong xã hội. Vì vậy trong một số lời dạy, Đức Phật đề cập rằng nữ giới đã gặp phải những chướng ngại như vậy và tái sinh làm một người nữ sẽ gặp những điều không thuận lợi trong việc thực hành Phật pháp. Nhưng điều này không có nghĩa là nó đúng hay mâu thuẩn với việc nữ nhân có thể giác ngộ và trở thành lãnh tụ tôn giáo.

Đức Phật đã cho phép nữ nhân được thọ giới tỳ kheo ny (một tu sĩ Phật giáo thực thụ) hai mươi lăm thế kỷ trước, mặc dù Ngài đã cảnh báo rằng nữ giới sẽ tiếp tục gặp những chướng ngại trong xã hội. ( 25 thế kỷ sau thì vẫn chưa một tôn giáo nào ngoài Phật giáo và Phật Tổ Thích Ca đã đặt nữ tu vào vị trí đáng tự hào như vậy ! )

Khi Di mẫu Ma ha Ba Xà Ba Đề ( nữ tỳ kheo đầu tiên) sắp viên tịch, Đức Phật nói rằng, "hãy chỉ cho ai đấy nghi ngờ rằng nữ nhân có thể giác ngộ được sự thật". Và bà đã thi triển thần thông trên hư không, chứng minh sự giác ngộ của mình, đã làm các vị Nam trưởng lão kinh ngạc. Đức Phật thường giải thích cho những bậc cha mẹ về ý nghĩa, giá trị của những người con gái và rằng quan niệm của họ đã không đúng đắn.

Tổ sư Liên Hoa Sinh, người mang đạo Phật đến Tây tạng đã nói rõ ràng với Quốc vương rằng, một người con gái có thể có năng khiếu hơn trong việc thực tập Phật hơn là người con trai. Người đệ tử tuyệt vời nhất của Tổ Liên Hoa Sinh là một người nữ, Lady Yeshe Tsogyal.

Nhiều vị giáo thọ nữ đã đóng vai trò trụ cột trong Phật giáo Tây tạng và trở thành những vị nữ tổ sư như Niguma và Machig Lhadron, đã tạo ra những truyền thống vẫn lưu truyền đến ngày naY.

Trong kinh Pháp hoa có một ví dụ về hình ảnh của Tiểu Long Nữ, đã chứng tỏ mình có thể trở nên một bậc giác ngộ ngay lập tức trước sự sửng sốt của cả Pháp hội.

Bồ tát Tara chắc chắn là một ví dụ tuyệt hảo về quan điểm của Phật giáo đối với những nữ hành giả.Bồ tát Tara đã chứng ngộ vào thời Đức Phật Bất Không Thành Tựu vô lượng kiếp về trước, một nhóm tu sĩ đã gợi ý rằng, "Bây giờ ngài có thể tái sinh thành một người nam để đạt giác ngộ hoàn toàn để lợi lạc cho khắp mọi loài." Thay vì vậy, Bồ tát Tara đã nguyện luôn luôn tái sinh là một người nữ để giác ngộ và lợi lạc muôn loài.

Những chướng ngại của nữ giới trong văn hoá và xã hội khi đối diện với sinh hoạt trong Phật giáo đã không có sự ủng hộ trong những lời dạy của Đức Phật. Điều này, một ví dụ chính có thể tìm thấy trong lích sử China. Trong suốt thời kỳ vàng son của Phật giáo, cụ thể là triều Đường và buổi đầu của triều Minh, nữ nhân không là một chủ đề nóng bỏng, ác liệt để tạo dấu ấn và được đánh giá như là những đề tài phụ thuộc khác.

Một người nữ đã hoàn toàn thống trị China và duy nhất là nữ hoàng Vũ Tắc Thiên, đã cố chứng tỏ sự đúng đắn sự cai trị của bà thông qua Phật giáo: triết lý Nho giáo đã đặt phụ nữ lệ thuộc vào nam nhân, nhưng Phật giáo thì không ! Và vì vậy nữ hoàng họ Vũ đã tự tuyên bố là một hoá thân của một vị bồ tát. Minh chứng qua kinh điển Phật giáo, bà đã cố chứng tỏ sự cai trị với những Phật giáo đồ và để họ tin rằng nữ nhân có thể cai trị China. Bà là một nhà cai trị khôn lanh, và là một người tìm hiểu khá sâu trong giáo lý và chính là tác giả bài khai kinh kệ:

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như lai chân thật nghĩa

Vũ Tắc Thiên chưa hẳn là một hành giả chân thực, nhưng bà biết rằng chỉ có một tôn giáo ở China ủng hộ cho quyền cai trị của bà là Phật giáo. Bà trở nên, một trong những người cai trị bị xỉ vả nhiều nhất qua nhiều thế hệ các Nho gia. Tuy vậy hơn bao giờ hết sự cai trị của bà đã chứng tỏ sự đối lập hoàn toàn của giáo lý nhà Phật với sự đánh giá về phụ nữ.


Tuệ Uyển trích dịch từ trang http://www.simhas.org/qanda.html
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết