VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!

Join the forum, it's quick and easy

VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!
VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LUẬN VỀ NIỆM PHẬT
BA PHƯƠNG DIỆN CHÍNH YẾU CỦA CON ĐƯỜNG EmptyWed May 21, 2014 12:49 am by Admin

» Duy ngã độc tôn
BA PHƯƠNG DIỆN CHÍNH YẾU CỦA CON ĐƯỜNG EmptySat May 10, 2014 12:17 am by Admin

» VIỄN LY – QUYẾT ĐỊNH GIẢI THOÁT
BA PHƯƠNG DIỆN CHÍNH YẾU CỦA CON ĐƯỜNG EmptySat Jan 14, 2012 10:31 am by Admin

» THI HAY KỆ
BA PHƯƠNG DIỆN CHÍNH YẾU CỦA CON ĐƯỜNG EmptyFri Jan 13, 2012 6:32 am by Admin

» VỌNG TƯỞNG LUÂN HỒI
BA PHƯƠNG DIỆN CHÍNH YẾU CỦA CON ĐƯỜNG EmptyWed Dec 07, 2011 11:59 am by Admin

» QUAN ĐIỂM CỦA TÔI
BA PHƯƠNG DIỆN CHÍNH YẾU CỦA CON ĐƯỜNG EmptyMon Dec 05, 2011 10:51 pm by Admin

» Mục lục - Giới thiệu
BA PHƯƠNG DIỆN CHÍNH YẾU CỦA CON ĐƯỜNG EmptyMon Dec 05, 2011 10:48 pm by Admin

» ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI TẠP CHÍ NEWSWEEK
BA PHƯƠNG DIỆN CHÍNH YẾU CỦA CON ĐƯỜNG EmptyFri Oct 14, 2011 9:36 am by Admin

» BẢO HÀNH VƯƠNG CHÍNH LUẬN
BA PHƯƠNG DIỆN CHÍNH YẾU CỦA CON ĐƯỜNG EmptyWed Sep 14, 2011 5:05 am by Admin

Affiliates
free forum


BA PHƯƠNG DIỆN CHÍNH YẾU CỦA CON ĐƯỜNG

Go down

BA PHƯƠNG DIỆN CHÍNH YẾU CỦA CON ĐƯỜNG Empty BA PHƯƠNG DIỆN CHÍNH YẾU CỦA CON ĐƯỜNG

Bài gửi  Admin Fri Jun 04, 2010 5:29 am

BA PHƯƠNG DIỆN CHÍNH YẾU CỦA CON ĐƯỜNG
Geshe Sonam Rinchen
Ruth Sonam, Translator - Tuệ Uyển chuyển ngữ


Một lần nọ bạn tôi là Cese thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma trên đường (lót ván) của Santa Cruz, Ngài bước đi rất linh hoạt, vây quanh dày đặc bởi những người cận vệ. Trong khi cô nhìn, bốn người đi vào Ngôi Nhà Vui (Fun House), nơi mà chúng ta lạc lối trong những tấm gương và chạy vào trong những đĩa thủy tinh để cố gắng tìm cách thoát ra ngoài.
Cô ta ngồi ở đấy trong nữa giờ đồng hồ một cách thích thú, chờ đợi Ngài hiện ra, và – cô báo cáo – nhưng Ngài chẳng bao giờ làm thế. Cô phỏng đoán rằng Ngài chắc chắn vẫn còn ở trong đấy, chờ đợi ngay bây giờ và lần nữa trong chuyến thanh sát của Ngài để thiền quán trên khả năng của người Hoa Kỳ đã tạo nên một trận đồ huyền ảo của những tấm gương mà không ai có thể thoát khỏi.

Tất cả chúng ta đều yêu mến Đức Đạt Lai Lạt Ma bởi vì Ngài đúng là một sự nghiên cứu, Ngài trong đôi giày Reeboks của Ngài, đang đi đến khắp mọi nơi, ngay cả vào trong một công viên giải trí (bạn có thể tưởng tượng những lĩnh tụ chính trị hay tôn giáo của chúng ta dành thời gian trong Ngôi Nhà Vui --- bên ngoài tòa nhà Thượng Viện và Hạ Viện Hoa Kỳ chứ.) Ngài là một người thám hiểm, chỉ yêu cầu những người ở Bắc Kinh hãy thôi cục mịch, để cho Ngài về quê hương.

Những hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho chúng ta về Phật giáo điều gì ấy hơn là một sự hướng dẫn sai lầm nho nhỏ nào đấy. Như một trong những người bạn của tôi đã viết, “Phật giáo có nhiều địa ngục hơn là Dante đã từng bao giờ mơ đến.” Một trong những địa ngục tệ hại nhất trong chúng gọi là tái sinh (luân hồi ), chúng đang làm tôi và quý vị phải trở lại một lần nữa, một lần nữa, và một lần nữa ở nơi này mà chúng gọi là sự-sống-trên-trái- đất: để đi qua một đời sống khác nữa, và những đời sống khác nữa sau đấy --- cho đến khi, cuối cùng, chúng ta đạt đến sự đúng đắn của nó (giải thoát ). Tôi dự kiến rằng điều ấy đã đánh bật khái niệm của Ky tô giáo về địa ngục đến một điều kiện hoàn hảo tối đa (thiên đàng).

Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng tóm lược về Ba Phương Diện Chính Yếu của Con Đường trong Nghi Thức Khai Tâm Quán Tự Tại – Đức Phật Từ Bi như sau:

BA KHÍA CẠNH CHÍNH CỦA CON ĐƯỜNG (tu tập)

Tiếp theo lễ khai tâm truyền pháp Quán Tự Tại sáng nay, tiếp theo chúng ta sẽ luận bàn về Nghi thức thực hành Du già Quán Tự Tại theo những thứ lớp của Mật tông.

Đầu tiên, chúng tôi muốn gởi đến một bản toát yếu hướng dẫn nghi thức tiệm thứ (lamrim )ngắn gọn, "Ba khía cạnh chính của con đường" của đạo sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa).

Ba khía cạnh chính của con đường là: viễn ly, tâm tĩnh giác (bodhicitta), và sự thông suốt toàn triệt tính không; và sự quan trong của chúng phải được thông hiểu với định hạn của giáo pháp trong phạm vi Phật giáo.

1-Sự viễn ly chân chính- Phát tâm tu tập chính đáng!

Khi chúng ta nói đến giáo pháp ở đây chúng ta đang liên hệ đến niết bàn, giải thoát khỏi vòng luân hồi, hay tính chất toàn hảo. Vì vậy để thể nhập vào con đường của đạo Phật, trước nhất chúng ta cần phát triển sự viễn ly (lìa bỏ) chính đáng, và điều này chỉ có thể căn cứ trên sự thấu hiểu sâu sắc bản chất tự nhiên của khổ đau - không chỉ những khổ đau rõ ràng, hiển nhiên mà chúng ta đã từng trãi nhưng cũng là khổ đau của sự biến dị vô thường, trong tỉ mỉ chi tiết, sự khổ đau lan tỏa trong tình trạng cùng khắp.

Vì vậy hành giả phải phát triển một cảm giác khiếp sợ và làm tan vở ảo tưởng với vòng luân hồi và những nguyên nhân cơ bản của nó - những tư tưởng và cảm xúc, ưu phiền, đau đớn, khổ sở. Từ trong chiều sâu của tâm thức của chúng ta, chúng ta phải có một cảm giác khiếp sợ trước những ưu phiền, khổ não và một nguyện ước chân thành để được giải thoát khỏi chúng. Nguyện ước chân thành để được đạt đến tự tại, giải thoát hay tự do với những ưu phiền khổ não là sự viễn ly chân chính.

2-Phát tâm giác ngộ hay tâm tỉnh giác hay tâm bồ đề (bodhicitta)

Tuy vậy, chỉ sự nguyện ước này không thôi thì không đủ cho chúng ta đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn. Để được giác ngộ chúng ta phải phát sinh tâm bồ đề hay tâm tĩnh giác hay bodhicitta - khát vọng vị tha để đạt đến giảc ngộ vì lợi ích cho tất cả chúng sinh; một cách đơn giản đạt giải thoát cho chính lợi ích của chúng ta thì không đủ tích lũy công đức to tát cần thiết để giác ngộ. Chỉ bằng động cơ do tâm bồ đề (bodhicitta) chúng ta có thể tích lũy một kho tàng công đức như thế, bởi vì đối tượng của tâm bồ đề, tất cả chúng sinh, là vô lượng vô biên - nguyện vọng cát tường tốt đẹp cho tất cả chúng sinh phát sinh công đức rộng lớn.

Xa hơn, sự can đảm của một động cơ thực hành bởi tâm bồ đề là vô lượng và cũng như thế hầu hết năng lực của tích lũy của một kho tàng rộng lớn của công đức mà chúng ta cần đến. Vì vậy khía cạnh chính thứ hai của con đường là tâm tỉnh giác, tâm bồ đề, bodhicitta.

3- Thông suốt tính không

Cuối cùng, ngay cả để đạt đến giải thoát khỏi vòng luân hồi, tuệ trí thực chứng tính không là căn bản thiết yếu, bởi vì chi tuệ trí này là thuốc giải độc trực tiếp cho những ưu phiền, khổ não, vọng tưởng. Hơn thế nữa, khi bổ sung đầy đủ bởi tâm bồ đề, tuệ trí thức chứng tính không cũng có khã năng xóa tan sự u ám, mở tối dày đặc, kiên cố thành sự thông suốt mọi sự, sự toàn trí toàn thức và vì vậy tầm nhìn toàn hảo của tính không là khía cạnh thứ ba của con đường.

Ba phương diện chính yếu của con đường là rõ ràng, và súc tích và --- trong cách của chính nó --- đấy là hỏa ngục và đọa đày của địa ngục nói trên nhân quả của sự than van đau đớn của chúng ta, như thấy trong lăng kính sắc bén của Đạo Phật. “Ba Phương Diện Chính Yếu” trong chủ đề liên hệ đến sự tìm cầu cho giác ngộ trong điều mà”:

• “Phải có một nguyện ước mạnh mẻ vì giải thoát,” giải thoát hay tự tại trong trường hợp này, hiện hữu sự khao khát không tái sinh trong thế giới này hay bất cứ thế giới nào khác;

• Điều này có thể được hoàn thành chỉ qua “một sự thông hiểu đúng đắn về thực tại,” (khả năng cắt đứt xuyên qua những suy nghĩ sai lạc và những thói quen sinh sống tàn hại); và, cuối cùng,

• Sự giác ngộ ấy chỉ có thể nếu chúng ta đạt đến không chỉ cho chính chúng ta, nhưng “cho sự tốt đẹp và hạnh phúc của tất cả chúng sinh.”

Điều cuối cùng có nghĩa rằng chúng ta không chỉ sống một đời sống tốt đẹp và không tổn hại, mà chúng ta phải tỏ ý chí để chỉ cho những người khác phương hướng thoát khỏi sự đớn đau vô cùng mà người ta gọi là “sự sống.”

Triết lý Phật Giáo nói với chúng ta về sự khác nhau giữa khổ và đau --- đau hiện hữu điều kiện tự nhiên của đời sống con người, khổ hiện hữu một sự đối kháng đến đau, níu lấy sự sai lầm mà đấy là đời sống. Rinchen diễn tả sáu loại khác nhau của khổ:

• Sự không chắc chắn của tình yêu thương và đời sống của chúng ta;

• Sự thiếu thốn thỏa mãn --- chẳng kể những gì chúng ta làm, chúng ta luôn luôn đói khát vì muốn thêm nữa;

• Minh định rõ với thân thể chúng ta, “điều hoàn toàn không đáng tin cậy và không thể còn mãi;”

• Khía cạnh quanh quẩn của cuộc sống, chẳng bao giờ ổn định --- luôn luôn đi lên và xuống, xuống và lên;

• Tình trạng cô độc của chúng ta (“khi chúng ta chết, chúng ta chết đơn độc”); và

• Phải sinh một lần nữa và một lần nữa, “mỗi lần chúng ta phải bỏ đi thân thể của chúng ta và bắt đầu một lần nữa.”

Nếu điều này chỉ là một bản nghị luận về ba “phương diện,” bài này sẽ không hơn một hành trình hấp dẫn. Điều làm nó quyến rũ là chuyến du hành bên cạnh mà Rinchen thực hiện. Thí dụ, ông có thể là một nhà thơ huyền bí trong bài văn xuôi của ông: “Tính chất tốt đẹp nhất của hành giả chết với sự sung sướng. Một hành giả bình thường không sợ hải và hành giả hoàn thành tối thiểu không hối hận.”

Không thể đạt đến điều mà chúng ta đã đặt ra, điều mà trong thực tế không hiện hữu, chúng ta khổ đau, chán nản và thất vọng. Điểu này dễ đánh thức sân hận, điều đang làm đau buồn bây giờ và tạo nên sự khổ đau trong tương lai. Sự lầm lẫn nuôi dưỡng vướng mắc cùng sân hận và làm chúng ta níu lấy khổ đau cùng nguyên nhân của nó.

Đã có lúc khi sự xoắn xuýt ngôn ngữ của Renchin có thể chỉ làm bộ óc giật mình:

Uy lực được ban cho cũng phải là không tổn hại bởi sự tỉnh thức khảo sát điều căn bản. Thí dụ, nếu một người gọi tên một cái bàn hiện hữu một cách khách quan đến căn bản của sự mệnh danh, điều này chắc chắn xuất hiện trong nhận thức thông thường (tục đế) và không bị mâu thuẫn bởi bất cứ giá trị nhận thức thông thường nào, nhưng sẽ không có giá trị bởi sự khảo sát tỉnh thức căn bản.

Nhưng những tuyên bố uyển chuyển lối này thì rất cân xứng bởi những đoạn quá nóng bỏng với những năng lực tưởng tượng của ngôn ngữ mà một người sợ quên chúng đi. Đây là một sự mô tả của những bậc lão làng:

Bệnh tật làm làn da chúng ta khô khốc và nhăn nheo. Chúng ta bắt đầu giảm cân và đôi mắt chúng ta sâu hoắm. Thay vì nếm thức ăn, điều này không thích hợp với chúng ta và làm tình trạng thêm trầm trọng, chúng ta phải nuốt thuốc đắng và không thoải mái. Cái bàn bên cạnh ta đầy những lọ thuốc. Chúng ta phải chịu đựng đớn đau của mũi kim tiêm, những môn chửa trị phiền toái khổ sở, và ngay cả những cuộc giải phẫu căn bản trong hy vọng rằng chúng ta sẽ khỏi bệnh.

Và đây là sự diễn tả về tái sinh:

Những người Âu Tây tưởng tượng tử cung như một nơi thoải mái và thú vị, nhưng ở Á Đông, một quan điểm khác hơn chiếm ưu thế. Tử cung được xem như một môi trường tối tăm và tù hãm mà trong ấy sự dinh dưỡng của bào thai là những thứ vật chất không sạch như phân của con giun… Chúng ta có thể chịu dành thậm chí một ngày ép mình trong một cái thùng bằng đồng đầy nước cống rảnh với sự bó chặc khép kín cực điểm? Hay điều gì xảy ra khi chúng ta bị nhồi nhét trong bao bố rộng vừa đủ hơi thối và miệng bao bị cột chặc?


A W Allworthy
The Three Principal Aspects of the Path
Tuệ Uyển chuyển ngữ
27-09-2009
http://www.ralphmag.org/buddhismZI.html



Sonam Rinchen (Phật giáo geshe)
Từ Wikipedia tiếng Việt

BA PHƯƠNG DIỆN CHÍNH YẾU CỦA CON ĐƯỜNG GesheSonamRinchen
Hình bên: Geshe Sonam Rinchen lần đọc một văn bản Phật giáo ở nhà tại Dharamsala trong năm 2008.Ảnh của Peter Aronson.

Geshe Sonam Rinchen sinh tại Trehor vùng Kham ở Đông Tây Tạng năm 1933. Năm 1945, ông tham gia Dhargyey tu viện, và vào trường đại học của tu viện Sera ở Lhasa vào năm 1952, nơi ông theo học cho đến khi ông bị buộc phải chạy trốn khỏi Tây Tạng năm 1959.

Ở Ấn Độ, ông đã hoàn thành nghiên cứu của ông cho bằng cấp Geshe Lharampa mà ông nhận được trong năm 1980. Ông cũng nhận được bằng cấp Acarya từ Viện Trung ương Cao Học Tây Tạng tại Sarnath. Ông được bổ nhiệm làm giáo viên thường trú tại Thư viện của Tây Tạng Công trình và Lưu trữ tại Dharamsala, Ấn Độ vào năm 1978, nơi ông dạy triết học Phật giáo và thực hành, chủ yếu là để phục vụ sự tìm hiểu ở phương Tây. Ông cũng đã giảng dạy tại Nhật Bản, Úc, Anh, Hàn Quốc, Ireland, New Zealand và Thụy Sĩ



Tiểu sử
BA PHƯƠNG DIỆN CHÍNH YẾU CỦA CON ĐƯỜNG RuthSonam
Ruth Sonam được sinh ra và lớn lên ở Ireland và tốt nghiệp Đại học Oxford với MA trong ngôn ngữ hiện đại. Cô bắt đầu học với Geshe Sonam Rinchen vào năm 1978 và đã làm việc như thông dịch viên của ông kể từ năm 1983

http://www.berzinarchives.com/
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết