VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!

Join the forum, it's quick and easy

VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!
VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LUẬN VỀ NIỆM PHẬT
TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH EmptyWed May 21, 2014 12:49 am by Admin

» Duy ngã độc tôn
TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH EmptySat May 10, 2014 12:17 am by Admin

» VIỄN LY – QUYẾT ĐỊNH GIẢI THOÁT
TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH EmptySat Jan 14, 2012 10:31 am by Admin

» THI HAY KỆ
TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH EmptyFri Jan 13, 2012 6:32 am by Admin

» VỌNG TƯỞNG LUÂN HỒI
TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH EmptyWed Dec 07, 2011 11:59 am by Admin

» QUAN ĐIỂM CỦA TÔI
TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH EmptyMon Dec 05, 2011 10:51 pm by Admin

» Mục lục - Giới thiệu
TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH EmptyMon Dec 05, 2011 10:48 pm by Admin

» ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI TẠP CHÍ NEWSWEEK
TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH EmptyFri Oct 14, 2011 9:36 am by Admin

» BẢO HÀNH VƯƠNG CHÍNH LUẬN
TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH EmptyWed Sep 14, 2011 5:05 am by Admin

Affiliates
free forum


TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH

Go down

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Empty TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH

Bài gửi  Admin Wed Jun 02, 2010 11:03 pm

Tâm Bình Thế Giới Bình 1: Lời Khuyên Báo Về Sự Hòa Bình
Tuệ Uyển

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Meditation2_saidaonline_442250459

Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề, và những lo lắng của họ, và thụ hưởng một vài thời khắc của sự tỉnh lặng và tự do nội tại từ những ám ảnh của tư tưởng.

Sự hòa bình của tâm hồn là gì? Đấy là một trạng thái yên bình và tĩnh lặng nội tại, cùng với một cảm giác tự do, khi những sự suy nghĩ và lo lắng ngừng lại, và không có sự căng thẳng, đè nén, hay sợ hãi. Những thời khắc như thế rất hiếm hoi. Chúng có thể được trãi qua trong khi bận rộn với một loại nào đấy của một hành vi chú tâm hay thích thú, chẳng hạn như khi đang xem một bộ phim hay một chương trình truyền hình hấp dẫn, trong khi ở bên cạnh một người thương mến nào đấy, trong khi đọc một quyển sách hay trong khi nằm trên bãi cát của bờ biển.



Khi chúng ta đi nghĩ mát, chúng ta có trãi qua một loại hờ hững tinh thần nào đấy không? Vào lúc ấy tâm hồn chúng ta trở nên yên tĩnh, với những suy tư ít hơn và những lo lắng ít hơn. Ngay cả trong khi chúng ta đang trong một giấc ngủ sâu, không nhận thức về những sự suy nghĩ của chúng ta, chúng ta đang ở trong một trạng thái an bình nội tại.



Những hành vi như thế và tương tự như thế đưa tâm tư chúng ta ra khỏi những suy tư và lo lắng thường lệ, và cho một niềm an bình nào đấy của tâm hồn.



Câu hỏi là, làm thế nào để mang đến sự hòa bình của tâm hồn vào trong đời sống của chúng ta, và quan trọng hơn, là làm thế nào kinh nghiệm nó trong những thời gian rắc rối muộn phiền. Chúng ta cũng có thể hỏi có khả năng làm nó thành một thói quen, và cảm thụ nó luôn luôn trong tất cả mọi hoàn cảnh. Đầu tiên, chúng ta cần học hỏi để đem đến nhiều thời khắc an bình nội tại hơn trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Sau này, chúng ta cũng có thể kinh nghiệm những thời khắc này trong những lúc phiền muộn hay khó khăn, khi chúng ta thật cần sự yên bỉnh và tĩnh lặng của tâm hồn.



Chúng ta có thể biến sự hòa bình của tâm hồn thành một thói quen tự nhiên, nhưng để làm thế, sự tập luyện đặc biệt được đòi hỏi, qua sự thực tập tập trung, thiền quán, và những phương tiện khác.



Đây là một vài việc có thể giúp chúng ta:



- Giảm thiểu thời lượng đọc báo hay xem tin tức trên truyền hình.

- Tránh xa những cuộc đối thoại tiêu cực và những người tiêu cực.

- Đừng ôm ấp hận thù. Hãy học quên lãng và tha thứ. Nuôi dưỡng những cảm giác bệnh hoạn và bất bình tổn thương chúng ta và làm mất ngủ.

- Đừng ganh tị với người khác. Ganh tị có nghĩa là chúng ta có sự tự trọng thấp và tự xem mình thấp hơn người khác. Điều này một lần nữa, làm cho thiếu vắng sự an bình nội tại.

- Hãy chấp nhận những gì không thể thay đổi. Điều này tiết kiệm rất nhiều thời gian, năng lượng và lo lắng.

- Mỗi ngày chúng ta đối diện với vô số sự phiền phức, sự cáu kỉnh, và những tình trạng ngoài sự kiểm soát của chúng ta. Nếu chúng ta có thể thay đổi chúng, điều ấy thật tốt, nhưng điều này không phải luôn luôn có thể thực hiện. Chúng ta phải học gói gém những thứ như vậy và chấp nhận chúng một cách thân ái.

- Hãy học kiên nhẫn hơn và tha thứ bao dung hơn với con người và những sự kiện.

- Đừng ôm lấy mọi thứ một cách quá cá nhân. Một số cảm xúc và vô tư tinh thần là đáng mong ước. Hãy cố gắng nhìn cuộc đời chúng ta và những người khác hơi vô tư hơn và ít liên lụy hơn. Vô tư không phải là dửng dưng, thiếu sự thích thú hay lạnh lùng. Nó là khả năng để suy nghĩ và phán đoán công bằng và hợp lý. Đừng lo lắng nếu chúng ta thất bại lần này rồi lần nữa trong việc biểu hiện vô tư. Hãy giữ sự cố gắng.

- Hãy để chuyện dĩ vãng trôi về quên lãng, đừng nhắc đến chuyện cũ. Hãy quên đi quá khứ và tập trung vào giây phút hiện tại. Không cần phải khơi dậy ký ức không vui lòng và tự đắm mình trong chúng.

- Thực hành một số bài thực hành tập trung. Điều này sẽ giúp chúng ta loại bỏ những suy tư không vui và lo lắng phiền muộn đã đánh cắp tâm tư hòa bình của chúng ta.

- Hãy học thực hành thiền quán. Ngay cả một vài phút trong một ngày sẽ làm nên một sự thay đổi trong đời sống của chúng ta.

Hòa bình nội tại cuối cùng sẽ đưa đến hòa bình ngoại tại. Bằng sự tạo nên an bình nội taị, chúng ta đưa nó vào trong thế giới ngoại tại, và nó cũng ảnh hưởng đến những người khác.

Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Empty Re: TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH

Bài gửi  Admin Wed Jun 02, 2010 11:11 pm

Tâm Bình Thế Giới Bình 2: Hãy Biến Niềm Hòa Bình Của Tâm Hồn Thành Một Thói Quen
Tác giả: Remez Sasson,
Tuệ Uyển chuyển ngữ

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Logo_586338106

Chúng ta thích điều gì, một tâm tư bồn chồn, náo động hay một tâm hồn hòa bình yên tĩnh? Chúng ta thích thú sự căng thẳng tinh thần không ngừng nghĩ hay chúng ta thích một tâm hồn an bình tĩnh lặng?



Sự hòa bình của tâm tư điều khiển một tình trạng sức khỏe cảm xúc và thân thể khá hơn , tăng cường năng lượng, năng lực tinh thần mạnh mẽ hơn, trau đồi trí nhớ và một năng lực tốt hơn để học hỏi và nghiên cứu. Nó cũng giúp quản lý hiệu quả hơn những giao tiếp hàng ngày của cuộc sống, cùng những hoàn cảnh và tình thế căng thẳng cũng như khó khăn.



Bạn có biết rằng một khả năng tập trung mạnh mẽ hơn sẽ đem đến một tâm tư an bình sâu đậm hơn, và một tâm hồn tĩnh lặng tăng cường khả năng để tập trung? Hai khả năng này là liên hệ hổ tương với nhau.



Chúng ta sống trong một thế giới nơi mà sợ hãi, căng thẳng và kích động bao vây. Quí vị có thể nghĩ rằng không thể làm điều gì với chúng, và chấp nhận tình cảnh này như thứ quái quỉ bất đắc dĩ, nhưng quí vị không phải làm thế. Quí vị có thể trãi nghiệm sự an bình nội tại ngay cả trong những điều kiện và hoàn cảnh căng thẳng, nhưng nó không đến một cách tự nhiên ngay lập tức. Nó được phát triển dần dần qua những sự rèn luyện đặc biệt.



Chỉ nghĩ nó quan trọng như thế nào cho chúng ta. Hãy cảm thấy bị thuyết phục về sự quan trọng của nó, và quyết định để làm điều gì đấy về nó.



Học hỏi và thực hành tập trung và thiền tập trên một căn bản thông thường, và sự hòa bình nội tại của chúng ta sẽ tăng trưởng. Lập lại những sự khẳng định về an bình, cuối cùng tâm tư chúng ta sẽ chấp nhận chúng. Hãy tưởng tượng những tình cảnh hòa bình, hình dung chính mình hành động một cách tĩnh lặng trong những hoàn cảnh, những điều thường làm chúng ta cảm thấy căng thẳng và hãi sợ.



Sự thực tập hằng ngày sẽ trầm lặng tâm tư chúng ta xuống. Sự tĩnh lặng này sẽ ảnh hưởng sự thể hiện nội tại của chúng ta, thân thể chúng ta, hoàn cảnh của chúng ta và những người chúng ta gặp gở. Nó sẽ chuyển hóa chúng ta thành ra một người sản sinh ra tình trạng hòa bình và tĩnh lặng.



Nếu chúng ta lo sợ rằng sự hòa bình của tâm tư mình có thể làm cho đời sống chúng ta mờ nhạt, u mê, không thích thú và buồn chán, thì chúng ta không phải lo lắng về điều ấy. Chúng ta có thể hưởng thụ một đời sống với một tâm hồn thanh bình. Thực tế, chúng ta sẽ thích thú thụ hưởng nó hơn, bởi vì chúng ta sẽ trãi nghiệm sự tĩnh lặng, hạnh phúc và sức mạnh nội tại. Chúng ta sẽ không cảm thấy bị đe dọa bởi bất cứ điều gì. Chúng ta sẽ niềm hoan hỉ nội tại liên tục.



Chúng ta có thể cần phải từ bỏ một số hành động làm khích động tâm tư chúng ta, nhưng những phần thưởng lớn hơn niềm vui mà những hành động này làm cho chúng ta. Khi chúng ta trãi nghiệm niềm hòa bình thật sự, chúng ta sẽ yêu mến và hưởng thụ điều ấy. Nó sẽ trở nên quý giá đến chúng ta, hơn nhiều hành vi khác mà chúng ta thích thú và thụ hưởng cho đến bây giờ.



Chúng ta sẽ có thể thưởng thức một bộ phim hành động hay câu truyện ly kỳ, nhưng vẫn bình lặng và thoãi mái. Chúng ta sẽ có thể thích thú với trận đấu bóng cà na, trong cùng lúc ấy tâm thức chúng ta vẫn yên bình và không bị kích động. Chúng ta sẽ có thể thích thú với thức ăn, thể dục vật lý, những sở thích riêng hay bất cứ điều gì khác, mà không bị căng thẳng và ngập ngừng.



Thể hiện việc làm nội tại, như thiền quán và tập trung, cuối cùng sẽ biến sự hòa bình của tâm tư thành một thói quen tự nhiên.



Hãy nghĩ về tất cả những thứ như giận dữ, oán hận, buồn rầu, căng thẳng thân thể và tâm lý, sợ hãi, xung đột cùng lãng phí thời gian và năng lượng đấy là kết quả từ sự thiếu vắng hòa bình nội tại, và chúng ta sẽ bắt đầu cảm kích sự quan trọng để đạt đến niềm hòa bình của tâm hồn.



Hãy đọc những đề tài về tâm bình thế giới bình, và thực tập những điều được hướng dẫn, và đời sống chúng ta sẽ nhanh chóng bắt đầu thay đổi tốt đẹp sớm hơn.



--

Turn Peace of Mind Into a Habit

http://www.successconsciousness.com/index_000068.htm
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Empty TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH 3

Bài gửi  Admin Wed Jun 02, 2010 11:14 pm

Tâm Bình Thế Giới Bình 3:
Tự Do Nội Tại Là Tự Do Thật Sự
Tuệ Uyển dịch Việt

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH The_fountain_557347518

Tự do (hay giải thoát) khỏi sự cưỡng bách bởi sự suy nghĩ liên tục và không ngừng nghĩ là tự do thật sự. Tâm thức chúng ta suy nghĩ từ lúc chúng ta thức dậy buổi sáng cho đến khi chúng ta đi vào giấc ngủ buổi tối. Nó không cho chúng ta một thời khắc nào để nghĩ ngơi. Nó tạo nên những tư tưởng và cũng tiếp nhận những tư tưởng từ thế giới chung quanh chúng ta. Thói quen này rất mạnh mẽ và bám lấy một cách sâu sắc khiến không ai nghĩ đến việc chiến thắng nó.



Trong tình trạng này chúng ta không thể tự do. Chúng ta có thể sống trong một xứ sở tự do và chúng ta có thể có thu nhập tài chính một cách độc lập, tuy thế tâm thức tiếp tục sự xiềng xích chúng ta với một dòng chảy liên tục của tư tưởng và những tưởng tượng tinh thần, và rất nhiều thứ này là vô ích và phù phiếm.



Tâm thức là một đấng tạo hóa và cũng là kẻ tiếp nhận những tư tưởng, và nó cũng liên tục sản xuất những bộ phim tinh thần. Chúng ta hành động như những khán giả với đôi mắt dồn lên một màn hình, xem những hình ảnh chuyển động trên màn ảnh của tâm thức. Những hình ảnh chuyển động này là quá thật nên chúng ta không bao giờ hỏi về giá trị của chúng hay chúng ta có cần chúng hay không. Đời sống, thói quen, hành động và phản ứng của chúng ta bị ảnh hưởng hoàn toàn một cách mạnh mẽ bởi những gì xảy ra trong tâm thức chúng ta. Chỉ bằng việc bắt sự cuồng nhiệt của tâm thức phải im lặng mà chúng ta có thể thụ hưởng sự hòa bình thật sự và tự do chân thật.



Nếu chúng ta có thể xem thấy hành hoạt xãy ra sôi nổi không ngừng trong tâm thức của mọi người, chúng ta sẽ thấy một cảnh tượng vô cùng hấp dẫn. Chúng ta sẽ thấy mỗi một người đang sống trong một loại thế giới tinh thần tưởng tượng được tạo nên bởi tư tưởng của chúng ta. Chúng ta sẽ thấy những tư tưởng được tạo nên bởi những tâm thức khác nhau lơ lửng qua khoảng không và được người khác nhặt lấy, những kẻ nghĩ rằng những thứ đó là tư tưởng của chính họ. Những tư tưởng này đang chương trình hóa một cách liên tục tâm thức của người nghĩ về chúng, và làm cho con người bị ảnh hưởng đến cư xử, hành động và nói năng trong sự phù hợp với chúng. Thế thì đâu là tự do?



Chúng ta có thể sống trong một quốc gia tự do, tuy thế đời sống nội tại có thể không có tự do. Chúng ta thụ hưởng tự do thật sự khi chúng ta có thể chấp nhận hay từ chối những tư tưởng trong sự phù hợp với ý muốn của chúng ta, và có thể áp đặt sự im lặng trong tâm thức chúng ta, khi không có điều gì để nghĩ đến. Dĩ nhiên đây là quyền lực của tâm thức.



Chỉ khi mà chúng ta tự do khỏi sự cưỡng bách suy nghĩ liên tục thì chúng ta mới trở nên tự do (hay giải thoát). Chúng ta bật tắt máy xe của chúng ta khi chúng ta đến nơi chốn dự định, bởi vì không có sự cần thiết cho nó tiếp tục vận hành. Tại sao chúng ta không thể làm giống như thế đối với tâm thức của chúng ta? Tại sao phải để tâm thức tiếp tục suy nghĩ vô ích, hư ảo hay những tư tưởng tiêu cực, ở những thời điểm khi chúng ta không cần thiết dự tính, giải quyết những vấn nạn, học tập hay hành động? Khi không có điều gì đặc biệt mà chúng ta cần suy nghĩ, tại sao không thụ hưởng sự im lặng nội tại – sự tự do nội tại?



Hãy tưởng tượng tâm thức chúng ta tĩnh lặng, giống như một mặt hồ yên tĩnh không có sóng gợn lăn tăn, tự do khỏi sự cưỡng bách của sự suy tư không cố ý. Trong trạng thái tĩnh lặng và thanh thản chúng ta trở nên có ý thức hay thấy rõ tự ngã nội tại của chúng ta, là điều thường bị che dấu bởi những tư tưởng trôi chảy và những tưởng tượng trong tâm thức liên tục. Trong tình trạng này chúng ta tỉnh thức về tự thể tâm linh thể hiện nội tại, và hạnh phúc cùng an lạc bừng khởi từ bên trong tâm thức của chúng ta.



Làm thế nào chúng ta có thể đạt đến sự tự do hay giải thoát nội tại? Qua tập trung (thiền định) và phân tích (thiền quán), sự tĩnh lặng hiện tại, phát triển sự buông bỏ (xả ly) và khả năng để thanh lọc và quán sát những tư tưởng, mà không phải liên lụy và bị cuốn đi bởi chúng.



Hãy làm tâm thức chúng ta tĩnh lặng và chúng ta sẽ thụ hưởng tự do thật sự.



--

Inner Freedom is Real Freedom

Tác giả: Remez Sasson

Chuyển Ngữ : Tuệ Uyển - 30/04/2010

http://www.successconsciousness.com/index_000070.htm
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Empty TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH 4

Bài gửi  Admin Sun Jun 06, 2010 2:46 am

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH 4

ĐẠT ĐẾN TÂM TƯ HÒA BÌNH VÀ CHỦ ĐỘNG TINH THẦN


TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH 0

Quí vị có khao khát đạt đến sự hòa nội tại và chủ động tinh thần không?

Quí vị thích điều gì, an bình nội tại và chủ động tinh thần, hay một tâm tư đầy với sự vội vả, vơ vẫn không ngừng và những tư tưởng không thể kiểm soát?

Ai là chủ nhân ông, và kẻ nào là người phục dịch, chúng ta hay tâm tư chúng ta? Quí vị chọn lựa những tư tưởng của quí vị, hay tâm tư chúng ta chọn lựa những tư tưởng cho chúng ta?

Có phải tâm hồn chúng ta liên tục bị chiếm cứ bởi sự chú ý của chúng ta với lo lắng, băn khoăn, và rắc rối?

Chúng ta có thể làm lắng dịu tâm tư chúng ta và gieo trồng hòa bình trên ấy chứ?

Tâm thức là một khí cụ bao la và hữu dụng, nhưng nó sẽ vĩ đại hơn và diệu dụng hơn, khi chúng ta xây dựng khả năng để chấp nhận hay từ chối những tư tưởng bằng ý chí, và không chấp nhận cũng như lưu trú trên mỗi tư tưởng thoáng qua trong tâm thức chúng ta.

Điều thông thường đối với tâm thức là mãi bận rộn, luôn suy tư, nhưng có phải tất cả những tư tưởng của nó là hữu dụng và cần thiết? Có bao nhiêu tư tưởng chỉ là vô dụng hay tiêu cực, lo lắng và sợ hãi?

Hầu hết mọi người bị nô dịch hóa bởi những tư tưởng của họ. Nó làm cho chúng ta không nghĩ rằng chúng ta có thể tự do khỏi những bám víu của những tư tưởng ấy. Sự líu lo của tâm thức tiếp diễn một cách không ngừng nghĩ từ thời khăc chúng ta thức dậy vào buổi sáng cho đến thời điểm chúng ta đi vào giấc ngủ về đêm. Thói quen suy nghĩ liên tục là thâm căn cố đế vô cùng sâu xa trong chủng loại loài người chúng ta. Tuy thế, thói quen này có thể tháo gở. Tâm thức là một khí cụ vĩ đại và diệu dụng, nhưng nó không nên được cho phép thống trị đời sống của chúng ta. Chúng ta có thể nên làm nó yên lặng khi chúng ta muốn.

Những tư tưởng đến và đi một cách liên tục. Chúng ta có thể chọn lựa để khước từ chúng và để thụ hưởng sự hòa bình nội tại, hay chúng ta có thể chọn lựa để chú ý đến chúng và liên tục bị chúng chiếm lĩnh. Thật không quá đơn giản và dễ dàng để có thể chọn lựa những tư tưởng nào để chấp nhận và những suy tư nào để phủ nhận, nhưng có những phương pháp để làm điều này.

Bằng việc giảm thiểu khối lượng những tư tưởng trong tâm thức chúng ta, chúng ta đạt đến sự chủ động đối với tâm thức, và có thể tập trung trên nó bất cứ điều gì chúng ta muốn. Chúng ta sẽ có thể sử dụng chúng trong những cung cách tốt đẹp hơn và hữu dụng hơn.

Một tâm hồn tĩnh lặng là một tâm tư đầy năng lực. Một tâm thức hòa bình mang đến hạnh phúc nội tại và tác động đến những người khác. Nó là một tài sản quý báu vĩ đại và thuận lợi và có thể làm tĩnh lặng tâm thức khi sự phục vụ của nó không bị yêu cầu. Một người có thể làm tĩnh lặng sự líu lo của tâm thức là tự do khỏi lo lắng, băn khoăn, và sợ hãi.

Làm cho tâm thức hòa bình và tự do khỏi sự bức bách của suy tư liên miên là có thể, được cung cấp sự rèn luyện thích hợp là cam đoan làm được. Với phương pháp tương ứng và những bài tập, mọi người chúng ta có thể đạt đến tối thiểu một số mức độ nào đấy của sự hòa bình nội tại và chủ động tinh thần.

Sự điều khiển tâm thức không chỉ là một khả năng tập trung trên một tư tưởng nào đấy và không đếm xĩa đến những tư tưởng khác. Đấy là khả năng làm tinh khiết tâm thức một cách hoàn toàn và làm cho nó yên lặng. Sự yên lặng này sẽ mang đến hòa bình, toại nguyện, hạnh phúc và an lạc.

Làm thế nào chúng ta đạt đến sự hòa bình nội tại và chủ động tinh thần? Bằng việc học hỏi việc tập trung tùy theo ý chí của chúng ta, qua thiền quán, và bằng việc phát triển kỷ luật tự giác và sức mạnh nội tại.

Hãy tìm những thông tin và hướng dẫn về năng lực của tập trung, thiền quán, ý lực và tự nguyện (trong trang web này, hay những sự thực hành thiền tập). Nếu chúng ta tiếp cận chủ đề hòa bình nội tại và chủ động tinh thần với một thái độ tinh thần tích cực, thực tập những bài tập và tuân theo những lời hướng dẫn, chúng ta sẽ bắt đầu thấy sự tăng trưởng và kết quả, và động cơ của chúng ta để đạt đến sự hòa bình và chủ động tinh thần sẽ lớn mạnh.

--
Attaining Inner Peace and Mental Mastery
Tác giả: Remez Sasson
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 06/05/2010

http://www.successconsciousness.com/innerpeace_mentalmastery.htm
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Empty TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH

Bài gửi  Admin Mon Jun 07, 2010 6:37 am

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH 5

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA TÂM TƯ HÒA BÌNH VÀ TĨNH LẶNG



TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Tranquility_Wallpaper_by_lee25

Người ta thường liên kết sự hòa bình của tâm hồn với những hành giả du già (yoga), những người ẩn dật, và những tu sĩ, ngồi một mình ở một nơi xa xôi, trong một nơi tĩnh tu Ấn giáo (1), trong hang động hay tu viện, cầu nguyện và thiền định suốt ngày. Sự thật là niềm hòa bình của tâm thức có thể đạt đến và thưởng thức trong nhiều cấp độ khác nhau bởi nhiều người, ngay cả trong khi hướng đến một đời sống thường ngày, với một nghề nghiệp và gia đình.

Từ điển Bách khoa toàn thư nói rằng: “Niềm bình an nội tại (hay sự hòa bình của tâm hồn) là một điều thông thường mà nó liên hệ đến một thể trạng tinh thần hay tâm tư hòa bình, với đầy đủ kiến thức và thông hiểu để giữ chúng ta mạnh mẽ trong sự đối diện với bất hòa và căng thẳng. Thể hiện “hòa bình” được nhiều người xem như là sự khỏe mạnh và đối lập với biểu hiện căng thẳng hay băn khoăn.”

Tâm tư hòa bình hay sự an bình nội tại còn được WordWeb Online định nghĩa là: “Sự vắng mặt của căng thẳng hay băn khoăn của tâm hồn.”

Điều này cho thấy tầm quan trọng của tâm tư hòa bình cho sự vượt thắng và ngăn ngừa căng thẳng và băn khoăn. Nó thật sự là thuốc giải đối với căng thẳng và băn khoăn. Làm cho tâm tư tĩnh lặng và bình yên ngăn ngừa băn khoăn, lo lắng, căng thẳng, và sợ hãi cũng như đánh thức sức mạnh và sự vững vàng nội tại.

Tâm hồn hòa bình là một điều kiện nội tại, và độc lập với những điều kiện hoàn cảnh ngoại tại. Một số người được rèn luyện tốt về điều này, và nó là một kỷ năng có thể học được, có thể duy trì và kiểm soát chính chúng ta và tinh thần chúng ta, ngay cả giữa những vấn nạn hay những hoàn cảnh khó khăn và không vui lòng.

Hãy tưởng tượng chúng ta “vĩ đại” như thế nào nếu có thể tĩnh lặng, tập trung, và không bị quấy rầy bởi những hoàn cảnh và những người khác!

Thay vì bị băn khoăn và sợ hãi, thay vì suy nghĩ về những tư tưởng tiêu cực và phỏng đoán tệ hại, thay vì bị căng thẳng, không hài lòng, và khó chịu, chúng ta có thể lựa chọn để duy trì sự phấn chấn và tư duy quân bình không giao động. Chúng ta có thể kinh nghiệm niềm an bình và hạnh phúc nội tại, cũng như sức mạnh và sự vững vàng nội tại.

Tâm bình, là sự an bình nội tại, cung ứng vô vàn lợi lạc. Đây là danh mục phân bố:

- Tăng cường khả năng để tập trung.
- Cải thiện khả năng ứng phó một cách toàn diện trong những quan hệ hằng ngày.
- Ban cho sức mạnh và năng lực nội tại.
- Phát triển sự nhẫn nại, bao dung, và tế nhị.
- Có khả năng làm cho chúng ta không bị tác động với những gì người khác nghĩ và nói về chúng ta.
- Giúp vượt thắng và loại trừ căng thẳng, băn khoăn, và lo lắng.
- Làm cho chúng ta cảm thấy thanh thản và tự tại.
- Đem đến sự hạnh phúc và an lạc nội tại.
- Gia tăng sự tự chủ và tự giác.
- Làm cho chúng ta không bị dao động, bởi những sự kiện, cam go, và khó khăn, và duy trì sự quân bình nội tại, phán xét sáng suốt, và cảm giác bình thường trong trong mọi hoàn cảnh.
- Loại trừ tư tưởng tiêu cực, phù phiếm, và bồn chồn.
- Giúp đi vào giấc ngũ một cách dễ dàng và có một giấc ngũ an lạc cát tường.
- Cải thiện khả năng thiền quán.
- Đấy là cánh cửa và đòi hỏi cho sự tỉnh thức tâm linh và giác ngộ.

Có nhiều phương pháp và kỷ thuật để đạt đến an bình, qua những phương pháp tâm lý học, sự quả quyết, quán tưởng, yoga, hay thiền tập. Ở đây, trong chủ đề tâm bình thế giới bình và trang web này, quý vị có thể những đề tài, khuyến cáo và hướng dẫn, cũng như ebook, ( Peace of Mind in Daily Life), tâm tư hòa bình trong đời sống hàng ngày, ở đấy giải thích chủ đề này và giảng dạy làm thế nào đề đạt đến một tâm hồn hòa bình. Quyển ebook này chứa đựng toàn bộ chương trình cần thiết cho sự hòa bình nội tại, được viết trong một ngôn ngữ và cung cách cho mọi người có thể thông hiểu và thực hành theo.


--
(1) ashram

The Benefits of Peace of Mind and Tranquility
Remez Sasso
Tuệ Uyển chuyển ngữ - 19/05/2010
http://www.successconsciousness.com/peace_benefits.htm
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Empty Re: TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH

Bài gửi  Admin Wed Jun 09, 2010 10:05 pm

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH 6:

SỰ THANH THẢN CỦA TÂM THỨC – TỰ DO KHỎI NHỮNG SUY TƯ

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Serenity

Chúng ta thụ hưởng niềm an bình nội tại và cảm thấy an lạc cùng hài lòng khi đời sống trôi đi một cách êm ả, và chúng ta có những mối quan hệ tốt đẹp, sức khỏe khả quan và một hoàn cảnh tài chính điều hòa. Thông thường thì chúng ta ở trong trạng thái hòa bình khi không có gì để lo lắng, không có căng thẳng và không cần phải vội vả.

Cuộc sống hằng ngày không phải luôn luôn như thế. Luôn luôn có điều gì đấy làm chúng ta lo lắng, căng thẳng hay sợ hãi, và những điều đó không để chúng ta cảm thấy an bình tĩnh lặng. Tuy thế, chúng ta có thể hưởng thụ hòa bình, bất chấp tình trạng của những hoàn cảnh bên ngoài. Tâm tư hòa bình là một thể trạng nội tại, và nó độc lập với những hoàn cảnh ngoại tại. Tại sao phải chờ đợi đến khi nào có những hoàn cảnh thuận lợi? Tại sao lại để những hoàn cảnh bên ngoài quyết định cho tình trạng tâm thức của chúng ta?

An bình nội tại tiếp cận với mọi người. Nó không tùy thuộc vào những điều kiện ngoại tại, giàu hay nghèo, khỏe mạnh hay bệnh hoạn, tự do thân thể vật lý hay thiếu nó. Mọi người sở hữu khả năng để hưởng thụ nó ngay bây giờ và ở đây. Nó độc lập với những hoàn cảnh ngoại tại, và một người rèn luyện có thể hưởng thụ nó ngay cả dưới những tình cảnh khó khăn.

TƯ TƯỞNG VÀ TÂM TƯ HÒA BÌNH

Những tư tưởng phát khởi trong chúng ta và chúng ta suy nghĩ về chúng. Chúng ta có thể chon lựa để phớt lờ chúng và kinh nghiệm sự tự do nội tại thật sự, hay chúng ta có thể lựa chọn tưới tẩm chúng với năng lực của sự chú tâm của chúng ta và làm chúng tăng trưởng.

Khi chúng ta phải suy nghĩ, hãy chọn chỉ những tư tưởng tích cực, vui vẻ, thăng hoa tâm hồn. Hãy suy nghĩ và tưởng tượng chỉ những gì chúng ta thật sự và chân thành và mong muốn và rằng chúng sẽ đến để qua đi. Và luôn luôn nhớ rằng đời sống được định hình tùy theo tư tưởng của chúng ta.

Khi tâm tư bình lặng là có hạnh phúc nội tại và hạnh phúc ngoại tại. Nó là một vốn quý và thuận lợi to lớn để có thể làm tĩnh lặng tâm hồn khi sự phục vụ của nó không cần đến.

Việc đạt đến sự thanh thản của tâm hồn, niềm tự do thật sự khỏi sự cưỡng bách của sự suy tư liên miên không dứt, là rộng mở cho tất cả mọi người, nó cung cấp một sự rèn luyện thích đáng được bảo đảm. Chỉ đọc đề tài này chúng ta sẽ không thể mang đến sự hòa bình của tâm hồn. Khi chúng ta thấu hiểu giá trị của nó và có một khao khát chân thật để thành công, không điều gì có thể cản đường chúng ta. Mặc dù đây là một thể trạng nội tại, nhưng hành động, thời gian, và sự bền bỉ sẽ được đòi hỏi, giống như việc đạt đến bất cứ một mục tiêu hiện hữu nào khác.

Hầu hết chúng ta bị nô lệ bởi những tư tưởng và thói quen trước đây của chúng ta. chúng ta không nghĩ rằng chúng ta có thể trở nên tự do với những sự bám chấp của chúng ta. Từ thời khắc chúng ta thức dậy vào buổi sáng cho đến khi chúng ta đi vào giấc ngũ vào buổi tối, sự líu lo của tâm thức tiếp diễn một cách liên tục, không cho một phút giây nào ngơi nghĩ. Thói quen của những tư tưởng vô ích suy nghĩ liên tục ngăn trở sự tĩnh lặng nội tại là thâm căn cố đế một cách sâu xa trong loài người. Tuy nhiên, thói quen này có thể thay đổi. Tâm thức là một khí cụ vĩ đại và hữu dụng, nhưng nó không nên được cho phép cai quản đời sống chúng ta. Nó phải vâng lời chúng ta.

Để thay đổi hay loại bỏ một thói quen không mong muốn, chúng ta phải tĩnh thức về nó, và hành động một cách ý thức và chủ tâm trong một thái độ khác. Bất cứ kỷ năng mới nào mà chúng ta phát triển, chúng ta phải rèn luyện chính mình, cho đến khi nó biến thành một tính tự nhiên bổ sung và trở thành dễ dàng để sử dụng. Nó cũng giống với sự kiểm soát tâm hồn và tư tưởng của chúng ta.

Sự kiểm soát tâm tư chân thật không chỉ là khả năng để tập trung trên một tư tưởng và không để ý những tư tưởng khác. Đấy là khả năng tịnh hóa tâm hồn một cách hoàn toàn và làm cho nó yên tĩnh. Sri Ramana Maharshi, một đại hiền nhân Ấn Độ, đã từng nói: “Tâm thức chỉ là một mớ tư tưởng, hãy ngừng suy nghĩ và chỉ cho tôi tâm thức.” Khi chúng ta trở nên tự do thật sự khỏi những suy tư liên miên, chúng ta trở nên giải thoát khỏi sự nô lệ của tâm thức, khi cả những tư tưởng là một và là một thứ giống nhau. Rồi thì chúng ta cũng đi đến chỗ để thấy và thấu hiểu tính chất vọng tưởng lừa dối của tâm thức.

Khi những đám mây che mặt trời, nó vẫn ở đấy phía sau những đám mây. Bản chất của chúng ta, chân tính luôn luôn ở đây. Chúng ta chỉ cần dời đi những tấm màn cũng như những vật che đậy bao bọc nó nhằm để trãi nghiệm bản chất của hòa bình và tĩnh lặng. Những tấm màn và vật che đậy là những tư tưởng, ý tưởng, tin tưởng, và thói quen của của chúng ta. Chúng tôi không có ý nói với quý vị rằng chúng ta phải chấm dứt việc sử dụng tâm thức của chúng ta. Chúng ta cần nó nhằm để chuyển vận đời sống của chúng ta. Chúng tôi muốn nói rằng nó phải ở dưới sự kiểm soát của chân tính tĩnh giác chính niệm của chúng ta. Nó nên là kẻ phục vụ của chúng ta để phụng sự chúng ta đúng, và nó không phải là kẻ điều khiển chúng ta.

LỜI KHUYÊN ĐỂ ĐẠT ĐẾN SỰ THANH THẢN NỘI TẠI VÀ TÂM TƯ HÒA BÌNH

Quý vị không phải cảm thấy khó chịu với những từ ngữ như chân tính, tự tính, thể tính nội tại, tâm thức vũ trụ, v.v… Chúng dường như là những từ ngữ vô nghĩa, nhưng chúng không như vậy. Chúng biểu trưng điều gì ấy rất thực, mà không là những khái niệm mơ hồ. Thiền định và quán chiếu làm cho những từ ngữ này trọn vẹn ý nghĩa. Sự tiến bộ trên con đường tâm linh không là điều gì đấy mơ hồ, tưởng tượng, và không thực tế như một số người nào đó có thể nghĩ ngợi vẫn vơ như vậy. Bằng kinh nghiệm cá nhân chúng ta sẽ đi đến để hiểu biết thật sự những gì đề cập ở trên.

Mọi người có thể học một ngôn ngữ mới, nhưng không phải mọi người có thể tiến đến một trình độ thông suốt như nhau. Mọi người có thể tham gia rèn luyện thân thể, hội họa, hay viết lách, nhưng mỗi người sẽ đạt đến một cấp độ khác nhau. Nó tùy thuộc và thái độ nội tại, sự tha thiết, và thời gian dành cho những hành vi này. Tuy thế, mọi người sẽ làm một số tiến trình nào đấy. Vì thế đấy là sự rèn luyện chính mình để trở nên giải thoát khỏi sự cưỡng bách của những suy nghĩ không ngừng và đạt đến sự hòa bình của tâm hồn.

Hãy cố gắng bình lặng tâm tư chúng ta khi chúng ta cảm thấy bị kích động. Một cách chủ động, hãy lùi một bước và nhìn lại tâm tư chúng ta, giống như nhìn vào tâm thức người nào khác. Điều này có khuynh hướng làm tĩnh lặng và thư thái tâm hồn. Phát triển năng lực tập trung và quán chiếu. Tất cả những hành vi này tĩnh lặng tâm thức và làm nó thanh thản.

Theo dõi những đề nghị trong những trang này và dùng những kỷ năng được đề cập trong trang web này, sẽ bắt đầu cho chúng ta một hành trình kỳ diệu. Hãy thực hành, đọc những đề tài và những quyển sách trên chủ đề này và kiên trì trong sự rèn luyện của chúng ta. Một ngày nào đấy chúng ta có thể gặp ai đấy người có thể dạy bảo cho chúng ta một cách cụ thể cá nhân, như có câu rằng: “Khi người học trò đã sẳn sàng, vị thầy sẽ xuất hiện.”

Hãy cố gắng để quán sát những tư tưởng của chúng ta trong cả ngày, giống như chúng không là của chúng ta, không bị chìm đắm vào trong chúng. Hãy trở nên chú tâm trong sự kiện rằng chúng ta đang nhìn vào những tư tưởng của chúng ta. Rồi thì sự quán sát tỉnh thức này sẽ tăng trưởng.

Chúng ta sẽ có thể nhắc nhở chính mình một cách không ngừng để thực tập nhìn vào hay quán sát tư tưởng của chúng ta, khi mà tâm tư [thường rong ruỗi của] chúng ta chắc chắn sẽ làm cho chúng ta quên lãng. Đừng thối chí và quý vị sẽ thành công. Nếu chúng ta thực tập thường xuyên đều đặn, chúng ta sẽ đi trên con đường thành công. Nó có thể mất một thời gian nào đấy, nhưng nổ lực là xứng đáng hơn cả [với kết quả đạt được].

Chúng ta cũng có thể gia tăng sự an bình của tâm hồn bằng sự phát triển năng lực tập trung (thiền định), bằng tuệ minh sát – phân tích (thiền quán), bằng sự luyện tập thân thể, và bằng việc thở đúng.

HÃY NHỚ RẰNG:

Chúng ta không phải là tâm thức chúng ta!
Chúng ta không phải là những tư tưởng của chúng ta!
Chúng ta không phải là những ý tưởng của chúng ta!
Chúng ta không phải là những tin tưởng của chúng ta!

Khi những tư tưởng của chúng ta dừng lại, chúng ta vẫn tồn tại vẫn hiện hữu. Không có hư vô. Khi sự trống không của tư tưởng đạt đến được, chúng ta bắt đầu cảm thấy sự tồn tại của chúng ta, sự hiện hữu của chúng ta. Sự trống không này được tràn đầy với điều gì đấy bao la, kỳ diệu, hùng lực, và an lạc. Chúng ta bắt đầu sống trong sự Hòa Bình. Chúng ta lướt trên mặt nước [đại dương] của tâm thức tĩnh lặng. (Chính là tự tính của chúng ta).

Đây là sự Tồn Tại Thanh Tịnh.

Khi chúng ta thực chứng được thể trạng này chúng ta giải thoát hay tự do khỏi những tư tưởng và lo lắng muộn phiển.

Rồi thì chúng ta thực sự tự tại.

Trong thể trạng này không điều gì có thể ảnh hưởng đến chúng ta.

Chúng ta chấm dứt hành động một cách bản năng từ sự thúc đẩy của mỗi tư tưởng thoáng qua.

Chúng ta trở nên hoàn toàn ý thức sự hiện hữu, sự sống, sức mạnh vượt xa mọi thứ.

Hãy nghĩ về sự thanh thản của tâm thức như một khả năng có thể hiện thực được. Hãy tĩnh lặng tâm thức của chúng ta với sự tập trung (chỉ), phân tích (quán), và sự quyết tâm, và chúng ta sẽ bắt đầu thụ hưởng sự hòa bình của tâm thức.

--
Serenity of Mind
Freedom from Thoughts - Peace of Mind
Tác giả: Remez Sasson
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển -20/05/2010

http://www.successconsciousness.com/index_00000f.htm
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Empty Re: TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH

Bài gửi  Admin Sat Jun 12, 2010 1:04 am

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH 7

TÂM TƯ KHÔNG NGỪNG NGHĨ – TÂM THỨC SUY TƯ LIÊN TỤC


TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH 3968914795_4a6fbed2a2

Khuynh hướng tự nhiên của tâm thức là không ngừng nghĩ. Suy nghĩ dường như là một hành động tiếp diễn liên tục. Tâm tư không ngừng nghĩ làm cho tư tưởng đến và đi không ngớt từ sáng đến tối. Chúng làm cho chúng ta không có một thời khắc nào ngơi nghĩ. Hầu hết những tư tưởng này một cách chính xác là không được mời đến; chúng chỉ đến, chiếm cứ sự chú tâm của chúng ta trong một lúc, và rồi biến mất.

Bản chất thật (thể tính) của chúng ta giống như bầu trời, và tư tưởng là những đám mây. Những đám mây giăng ngang bầu trời, che khuất thể tính chúng ta một lúc rồi biến đi. Chúng thì không thường trụ. Tư tưởng chúng ta cũng như vậy. Do bởi sự di chuyển của không ngừng chúng che dấu bản chất thật của chúng ta, thể tính của chúng ta, chân tâm của chúng ta, và rồi chúng biến đi để chỗ cho những tư tưởng khác.

Tư tưởng giống như những làn sóng trên đại dương, luôn luôn ở trong tình trạng chuyển động, không bao giờ đứng yên. Những tư tưởng này sinh khởi trong tâm tư chúng ta thông qua nhiều lý do. Có một khuynh hướng trên phần vụ của tâm thức để phân tích bất cứ điều gì nó tiếp xúc. Nó thích so đo, suy luận, và đặt câu hỏi. Nó say mê liên tục trong những hành vi này.

Tâm thức chúng ta có một loại dụng cụ thanh lọc, cho phép nó chấp nhận, thu nhận những tư tưởng nào đấy, và từ chối những tư tưởng khác. Đây là lý do tại sao tâm thức một số người nào đấy bị chiếm cứ với những tư tưởng thuộc một chủ đề nào đấy, trong khi những người khác thậm chí không nghĩ về những chủ đề tương tự.

Tại sao một số người bị lôi cuốn bởi bóng đá trong khi những người khác thì không? Tại sao một số người ngưỡng mộ một ca sĩ nào đấy và những người khác thì không? Tại sao một số người suy nghĩ liên tục về một chủ để nào đấy và những người khác chẳng bao giờ nghĩ đến? Tất cả những điều ấy thông qua hay tùy thuộc vào bộ phận thanh lọc nội tại này.

Đây là một dụng cụ tự động vô tư. Chúng ta không bao giờ dừng lại và nói với những tư tưởng nào đấy “hãy đến” và với những tư tưởng khác chúng ta nói “đi chỗ khác” Nó là một hành vi tự động. Dụng cụ thanh lọc này được xây dựng qua năm tháng của cuộc sống. Nó là và nó được hình thành một cách liên tục bằng sự gợi ý và từ ngữ của những người chúng ta gặp, và như một kết quả của những kinh nghiệm hằng ngày.

Mỗi sự kiện, xãy ra hay từ ngữ có một tác động trên tâm thức, mà nó sản sinh những tư tưởng phù hợp. Tâm thức giống như một nhà máy tư tưởng, hoạt động trong những phiên ngày và đêm, sản xuất những tư tưởng.

Những hoạt động này của tâm thức không ngừng nghĩ, bận rộn với sự chú ý của tâm thức chúng ta khắp mọi thời mọi lúc. Bây giờ sự chú ý của chúng ta là trên tư tưởng này và rồi thì trên một suy tư khác. Chúng ta tiêu phí rất nhiều năng lượng và chú ý đến những tư tưởng thoáng qua. Hầu hết những tư tưởng ấy là không quan trọng. Chúng chỉ làm lãng phí thời gian và năng lượng của chúng ta.

Đây là nô lệ. Nó giống như một năng lực ngoại tại luôn luôn đặt một tư tưởng trước mặt để chúng ta chú ý tới. Nó giống như một người chủ tàn nhẫn liên tục giao việc cho chúng ta làm. Không có tự do thật sự. Chúng ta chỉ thụ hưởng tự do khi chúng ta có thể làm yên tĩnh tâm hồn và lựa chọn suy tư của chúng ta. Đấy là tự do, khi chúng ta có thể quyết định tư tưởng nào để suy nghĩ và suy tư nào cần loại bỏ. Chúng ta sống trong tự do, khi chúng ta có thể dừng lại dòng chảy liên tục của những tư tưởng.

Dừng lại dòng chảy liên tục của tư tưởng có thể xem như không thể làm được, nhưng liên tục rèn luyện và thực tập với những sự thực hành thiền định và thiền quán (tập trung và phân tích), cuối cùng sẽ đưa đến điều kiện này. Tâm thức giống như một con vật chưa được thuần hóa. Nó có thể được dạy sự tự giác và vâng lời đến một năng lực cao hơn. Chỉ và quán (tập trung và phân tích) chỉ dẫn chúng ta một thái độ rõ ràng và thực tiển mà chúng ta, bản chất thật nội tại, là năng lực kiểm soát này, chúng ta là chủ nhân ông của tâm thức chúng ta.


--
The Restless Mind - The Constantly Thinking Mind
By Remez Sasson
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 22/05/2010
http://www.successconsciousness.com/index_00007d.htm
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Empty Re: TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH

Bài gửi  Admin Sun Jun 20, 2010 9:19 pm

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH 8

HOÀ BÌNH VÀ QUÂN BÌNH NỘI TẠI TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY




Hòa bình và quân bình nội tại là vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi người. Chúng được đánh giá một cách cao độ nơi hầu hết mọi người, mặc dù rất ít người trong chúng ta sở hữu nó. Tuy thế, mọi người có thể phát triển chúng, một số người được nhiều hơn một số người ít hơn.

Hòa bình và quân bình nội tại nghĩa là gì? Chúng có nghĩa là sự hiện diện của sự tự kiểm soát và nguyên tắc và khả năng không để những dữ kiện bên ngoài ảnh hưởng những cảm xúc, hành động và phản ứng của chúng ta. Sự hiện diện của chúng nghĩa là quyền sở hữu của những cảm giác thông thường và sự phán xét tốt, và không để thế giới bên ngoài lay động thế giới bên trong.

Đã bao nhiêu lần chúng ta bị lấn áp bởi những cảm xúc, đánh mất sự bình tĩnh của chúng ta và trở nên giận dữ hay mất kiên nhẫn? Đã bao nhiêu lần chúng ta đã hối hận về những phản ứng, những thái độ của chúng ta?

Quý vị có quát tháo vào con cái, người phối ngẫu, đồng nghiệp, hay nhân công của quý vị không? Quý vị có nổi giận với họ chứ? Quý vị vui vẻ với tình cảnh này không? Quý vị có để cho việc làm, thời tiết, thái độ và cung cách xử xự của người khác, phim ảnh hay báo chí ảnh hưởng đến phương cách quý vị cảm nhận và suy nghĩ chăng? Những sự kiện bên ngoài có làm xao lãng tâm tư và làm quý vị suy nghĩ về chúng không thay vì những gì quý vị chọn để nghĩ đến? Đây là sự đánh mất quân bình nội tại và thiếu vắng sự an bình trong tâm.

Thiếu sự quân bình nội tại là nguyên nhân dao động bất thường của những cảm xúc, thiếu sự quả quyết cùng lãng phí thời gian trên những suy nghĩ, cảm xúc, và hành động không cần thiết.

Những thời khắc ngay sau khi thức dậy là quan trọng, và ảnh hưởng đến tâm trạng của cả ngày. Những thời khắc này phải được sử dụng một cách đúng đắn.

Sau khi thức dậy vào buổi sáng, thay vì suy nghĩ về những khó khăn và nhiệm vụ đang chờ đợi chúng ta, hãy mĩm cười và nói với chính mình về sự kỳ diệu của ngày hôm nay như thế nào mà quý vị sẽ có. Hãy nghĩ về những thứ vui thích mà chúng ta sẽ làm hay trãi nghiệm, không phải về những khó khăn. Lập lại với chính mình vài lần rằng hôm nay chúng ta sẽ duy trì sự quân bình nội tại, cảm giác bình thường và sự bình an của tâm hồn.

Từ thời khắc chúng ta thức dậy cho đến khi đi ngủ vào buổi tối hãy cố gắng duy trì một sự buông bỏ hay vô tư nào đó. Điều này không có nghĩa là thờ ơ,dửng dưng hay vô cảm. Nó có nghĩa là đừng phản ứng ngay lập tức đến những hoàn cảnh, từ ngữ, cảm xúc hay tư tưởng. Nó có thể không dễ dàng quá, nhưng nếu chúng ta kiên nhẫn chúng ta sẽ chiến thắng. Hãy thở sâu một vài hơi và đếm đến mười trước khi hành động. Điều này sẽ giúp tăng cường cho việc chúng ta trầm tĩnh xuống một cách nào đó.

Nếu ai đấy nói với chúng ta điều gì đấy mà chúng không thích nghe, thay gì bị trái tai, xúc phạm hay đáp trả lại bằng giận dữ, hãy kềm chế lại và trì hoãn sự phản ứng của chúng ta. Tôi không muốn nói là hãy bực dọc và sôi sục bên trong và không biểu lộ gì bên ngoài. Điều này không lành mạnh. Ý tôi muốn nói là hãy nhìn vào tình tiết trong một nhận thức rộng rãi hơn. Có phải là những gì người khác nói là thật sự quan trọng? Tại sao ngôn ngữ của người ấy có ý nghĩa quá nhiều đến chúng ta? Có thể người ấy đúng, và có phải sẽ là thông thái để lưu tâm đến ý kiến của người ấy, thay vì phản ứng trong giận dữ?

Luôn luôn nhớ rằng nếu chúng ta rơi vào một thung lũng, nhưng hãy tiếp tục bước tới, chúng ta sẽ đến một nơi mà chúng ta sẽ bắt đầu leo lên. Không cần biết điều gì đã xãy ra, hãy nhớ rằng luôn luôn có một lối thoát. Sau mỗi lần té ngã sẽ có sự vươn dậy lần nữa. Đây là kiến thức sẽ giúp chúng ta khôi phục sự hòa bình và quân bình nội tại, khi chúng ta gặp phải khó khăn và chướng ngại.

Phát triển sức mạnh nội tại và khả năng để làm cho tâm thức lặng yên, qua thực tập thiền định (tập trung, hay chỉ) và thiền quán (tuệ minh sát), buông bỏ, quán tưởng hay kiên quyết, sẽ đưa chúng ta trên con đường dài đạt đến và duy trì sự quân bình và hòa bình nội tại.

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH San-diego-screen-savers_3d-garden-waterfalls
--------------------------
Inner Peace and Balance in Daily Life
By Remez Sasson
Chuyển ngữ Tuệ Uyển – 26/05/2010
http://www.successconsciousness.com/inner_peace_balance.htm
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Empty Re: TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH

Bài gửi  Admin Fri Jul 02, 2010 5:56 am

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH 9:

HOÀ BÌNH BẮT ĐẦU TRONG TÂM


TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Ie0cqf

Hòa bình bắt đầu từ trong tâm. Bất cứ ai muốn sống một cách hòa bình phải bắt đầu hành động trên việc làm tĩnh lặng tâm thức, tư tưởng và lo lắng. Có nhiều kỷ thuật để làm như thế; dĩ nhiên một trong những điều này là thiền tập.

Con người mong ước từ trong tiềm thức cho hòa bình, thế thì tại sao họ đánh nhau? Tại sao luôn luôn có những nhóm người này chiến đấu với nhóm người nọ? Hoàn cảnh như thế này đã và đang diễn ra từ buổi sơ khai của nhân loại. Suy nghĩ sâu xa về chủ đề sẽ đưa chúng ta thấy một sự ngớ ngẫn trong hoàn cảnh này.

Xin hãy bỏ ra một vài phút để suy tư trên những ý kiến sau đây. Nhân loại là gì? Có một cái máy, một thân thể, nó sống động, do bởi tâm linh làm cho nó có sinh khí. Bây giờ tôi không đi vào vấn đề tại sao nó được hình thành và nó hình thành như thế nào. Thân thể của tất cả mọi người trên Trái đất này được xây dựng cùng cách giống nhau, và được làm từ những nguyên tố giống nhau. Không có thân thể nào được làm nên từ những kim loại quý giá hơn những thân thể khác.

Rồi thì có tâm linh (tâm bản nhiên). Không phải có nhiều tâm linh, mà chỉ có một tâm linh vô hình đầy ấp cả vũ trụ (tàng thức). Nó cũng là tâm linh phủ đầy và hành hoạt tất cả những thân thể trong vũ trụ. Không có tâm linh nào vượt trội hơn tâm linh nào, bởi vì nó là sự biểu hiện của cùng một tâm linh qua tất cả những thân thể.

Thật sự, mỗi thân thể nhìn khác nhau, nhưng tuy thế chúng được làm cùng nguyên tố. Có một sự khác nhau trong cách mà não bộ và hệ thống thần kinh thể hiện, điều ấy có nghĩa là có một sự khác nhau trong cách mà tâm linh có thể biểu hiện qua mỗi thân thể. Một số não bộ và hệ thống thần kinh chuyển tải chúng một cách dễ dàng hơn và trôi chảy hơn năng lượng của tâm linh và một số khác chuyển vận không quá dễ dàng. Nó giống nhau như điện năng. Điện năng hiện tại trôi chảy nhanh hơn và ít chướng ngại qua một số kim loại nào đấy hơn những thứ khác.

Giữa thân thể và tâm (tâm bản nhiên) có cá tính hay tự ngã. Nó hình thành sự hiện hữu giữa tâm linh và thân thể, khi hai nhân tố này hợp nhất. Tôi không đi vào những giải thích nó là gì và nó đi đến hình thành như thế nào, ngoại trừ nói rằng tâm linh thanh tịnh biểu hiện và thấy thế giới qua biểu hiện cá tính này. Nó giống như nhìn thế giới qua một loại mắt kính nào đấy, và ở đây bắt đầu tất cả những rắc rối của thế gian này.

Cá tính, mà nó là tự ngã, được cấu thành bởi tư tưởng, ý kiến, thói quen và kí ức. Một con người sống trong một xã hội nào đấy lớn lên trong ý tưởng và tin tưởng của xã hội này, bất chấp những ý tưởng này là tích cực hay tiêu cực, đúng hay sai.

Người ta luôn luôn cảm thấy hiện hữu là một thành phần của một xã hội, bộ lạc, quốc gia, xứ sở hay tôn giáo nào đấy, và hiếm khi thay đổi những ý tưởng và niềm tin của họ. Sau này, khi họ lớn lên, họ gia nhập một nhóm, đoàn thể hay phường hội nào đấy, ủng hộ những đội thể thao nào đấy và tham gia những xã hội, đảng phái hay những nhóm khác. Những người cùng ý tưởng và niềm tin thường tham gia và thống nhất với những người có cùng ý tưởng và niềm tin. Nếu niềm tin của họ là tích cực hay vô hại, điều ấy tốt thôi. Rắc rối bắt đầu khi họ tập trung quá nhiều trên những sự khác nhau giữa giữa họ, là điều đôi khi đưa đến những vấn nạn, mâu thuẩn và bạo động. Họ quên tính nhất quán chân thật như một bộ phận của một tâm (tâm bản nhiên), và tập trung trên những cá tính và đoàn thể tính.

Giả sử hai em bé được sinh ra trong một gia đình nào đấy, và một đứa được cho làm con nuôi bởi một gia đình trong một xứ khác hay một tôn giáo khác. Mỗi đứa bé lớn lên trong một xã hội khác nhau, với những niềm tin khác nhau, mục tiêu và thái độ khác nhau, tuy thế cả hai đứa bé là anh em ruột của nhau. Chúng trưởng thành và thấy thế giới trong những cung cách khác biệt nhau hoàn toàn, và thậm chí chúng có thể chiến đấu với nhau trong một ngày nào đó, như những công dân của hai đất nước hay những thành viên của những tôn giáo khác nhau. Nó không là buồn cười, ngớ ngẫn, lố bịch, nhưng tội nghiệp và vô lý chứ? Điều này là tất cả những gì xuyên qua cung cách mà chúng được nuôi dưỡng, và đến phương cách mà tâm thức, tư tưởng, niềm tin chúng được nắn gọt hình thành.

Khuynh hướng con người nên được sinh khởi bên trên tự ngã, bên trên tư tưởng và niềm tin. Chúng ta phải nhìn thế giới qua những con mắt của tâm linh (tâm bản nhiên) mà không phải qua con mắt của tự ngã. Từ quan điểm của tâm, tự ngã chỉ là một vọng tưởng và là tạm thời. Tại sao chúng ta phải bị làm nô lệ bởi những tư tưởng mà nó đến và đi? Tại sao chúng ta nên chấp nhận những tư tưởng và niềm tin nào đó và phủ nhận những thứ khác? Tư tưởng giống như những đám mây bay qua bầu trời. Chúng ta là bầu trời, không phải là những tư tưởng. Chúng ta là một với những người khác trên thế gian này, một phần không thể tách rời với Một Tâm Linh (tâm bản nhiên).

Hòa bình và tự do thật sự đến từ bên trong, khi chúng ta có thể vươn lên bên trên tâm thức, bên trên tự ngã, và có thể sống trong Tâm linh (tâm bản nhiên) và nhìn mọi thứ từ những con mắt của Tâm Linh này. Chúng ta có thể làm điều ấy. Chúng ta có thể bắt đầu hôm nay. Làm thế nào? Bằng việc thay đổi cung cách suy nghĩ, bằng việc làm những sự thay đổi bên trong, bằng hành động nội tại và qua thiền quán. Tôi hy vọng rằng nhiều bài viết trong www.SuccessConsciousness.com có thể hổ trợ trong sự hướng dẫn này ngay cả chỉ một ít thôi.

--
Peace Begins In The Mind
By Remez Sasson
Tuệ Uyển chuyển ngữ - 22/06/2010
http://www.successconsciousness.com/peace_begins_mind.htm
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Empty Re: TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH

Bài gửi  Admin Fri Jul 02, 2010 5:57 am

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH 10

20 LÝ DO TẠI SAO CHÚNG TA CẦN HÒA BÌNH VÀ TĨNH LẶNG NỘI TẠI


TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Enlightenment_dreamstimefree_3279551

Hòa bình nội tại không chỉ dành cho những hành giả yoga, những người ẩn dật hay những tu sĩ ngồi đơn độc ở một nơi xa vắng, cầu nguyện và thiền định suốt cả ngày. Nó cũng có thể được đạt đến bởi những người sống trong một đời sống bình thường, những người có nghề nghiệp, kết hôn và với con cái.

Hòa bình nội tại là một thể trạng biểu hiện cảm xúc và tinh thần bình lặng và mạnh mẽ trong sự đối diện với xung đột hay căng thẳng. Nó là sự đối lập với biểu hiện của căng thẳng và lo lắng.

Hòa bình chân thật ban cho sự tĩnh lặng, hòa hiện nội tại và quân bình nội tại, và là một điều kiện bên trong, mà nó độc lập với những điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài. Nó có thể được đòi hỏi qua một sự rèn luyện nào đấy, kết quả trong một khả năng duy trì sự tĩnh lặng, không bị quấy rầy và không vội vả cùng những hoàn cảnh không vui lòng.

Khi có hòa bình nội tại thì không có sự lo lắng hay sợ hãi, không có những tư tưởng tiêu cực hay những dự tưởng bất lợi, không có căng thẳng và không thiếu vắng hài lòng cùng hạnh phúc. Đấy là một thể trạng của quân bình cảm xúc và tinh thần; hạnh phúc, vững vàng và sức mạnh nội tại.

Mặc dù hầu hết mọi người khao khát hòa bình nội tại, cho dù một cách tiềm tàng, một số ít người nhận ra sự quan trọng và lợi ích của nó, và rất ít người nhận ra rằng đấy là một kỷ năng có thể học tập và phát triển được. Chúng ta có thể ở tại vị trí của chúng ta, không cần làm những sự thay đổi bên ngoài nào trong cuộc sống của chúng ta, nhưng vẫn có thể đạt đến hòa bình bên trong. Một sô người có thể tiến nhanh hơn và những người khác có thể tiến bộ ở một tốc độ chậm hơn. Một số người có thể tiếp xúc ở một trình độ cao và những người khác có thể không được cao lắm, nhưng bất cứ khả năng nào của hòa bình và tĩnh lặng nội tại đạt được cũng là một sự tiến bộ lớn mà có thể chuyển hóa đời sống của chúng ta.

Có nhiều lý do tại sao chúng ta cần đạt được tối thiều một số phạm vi nào đấy. Đây là những lý do để quyết định:

1- Hòa bình nội tại cải thiện khả năng tập trung của chúng ta.
2- Cải thiện khả năng đối phó một cách hiệu quả những quan hệ hằng ngày của đời sống.
3- Tăng tiến sức mạnh và năng lực nội tại.
4- Hòa bình nội tại loại trừ sự thiếu nhẫn nại, giận dữ, sợ hãi và băn khoăn.
5- Hòa bình nội tại phát triển kiên nhẫn, bao dung, và khéo léo xử trí.
6- Hòa bình nội tại làm cho chúng ta cảm thấy thăng bằng, nhạy cảm và vững vàng.
7- Thể hiện sự tĩnh lặng của tinh thần và cảm xúc hổ trợ cải thiện giấc ngủ.
8- Chúng ta đạt được khả năng của cảm xúc và tinh thần không bị dao động bởi những gì người khác nghĩ hay nói về chúng ta.
9- Nó loại trừ căng thẳng, băn khoăn và lo lắng.
10- Hòa bình nội tại đem đến hạnh phúc và an lạc.
11- Nó làm gia tăng sự tự chủ và tự kỷ luật.
12- Nó làm thư giản thân thể và thần kinh.
13- Năng lượng điều trị thân thể hoạt động không bị chướng ngại.
14- Thể hiện hòa bình có thể làm cho chúng ta bị ảnh hưởng bởi những sự kiện,những gian khổ, những khó khăn, và để duy trì quân bình nội tại, sự phán đoán rõ ràng, và cảm giác bình thường trong những hoàn cảnh như thế.
15- Hòa bình nội tại loại trừ suy nghĩ tiêu cực, vô ích và không ngừng nghĩ.
16- Nó cải thiện mối quan hệ của chúng ta với người khác.
17- Nó làm cho đời sống trông sáng sủa hơn.
18- Nó làm gia tăng sự sáng tạo.
19- Nó làm cho dễ dàng hơn trong thiền quán.
20- Nó làm cho cánh của của giác ngộ và tâm linh thức dậy.

Hòa bình nội tại chân thật quan trọng không chỉ trong khi mọi việc trôi chảy, nhưng đặc biệt trong những lúc rắc rối, khó khăn hay nguy hiểm. Đấy là những lúc sự an bình nôi tại có tác dụng nhất.

Hòa bình trong tâm đem đến bình hòa trong đời sống của chúng ta, những mối quan hệ của chúng ta và những sự phản ứng điềm tĩnh của chúng ta cũng như cho sự hòa bình của thế giới chung quanh của chúng ta.

Có nhiều phương cách khác nhau để đạt đến hòa bình nội tại, chẳng hạn như những phương tiện tâm lý học, sự quả quyết, quán tưởng, yoga, và thiền quán. Một chương trình đầy đủ cho chủ đề này, được viết nên trong mô thức và ngôn ngữ mà mọi có thể thông hiểu và thực hành với những hướng dẫn, cố vấn, và thực tập và có thể tìm thấy trong quyển sách “Hòa Bình Tâm Thức trong Đời Sống Hằng Ngày.”



TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH 62

Remez Sasson viết và dạy về tăng trưởng tâm linh, thiền quán, suy nghĩ tích cực, quán tưởng sáng tạo và năng lực của tâm, cùng những vấn đề trên bán nguyện san trên mạng, “Sự Hiểu Biết và Thành Công”. Ông là tác giả của, “Năng Lực Ý Chí và Tự Giác” cùng “Quán Tưởng và Thành Đạt”, và dự tính tiếp tục sáng tác. Trang web của ông “Success Consciousness”, cống hiến nhiều chủ đề về cảm hứng, thực tiển và tin tức về tăng trưởng tâm linh, thiền quán, suy nghĩ tích cực cùng việc áp dụng năng lực của tâm thức cùng sự quán tưởng cho việc đạt đến thành công.

--
20 Reasons Why You Need Inner Peace and Tranquility
Monday, November 5, 2007
Tuệ Uyển chuyển ngữ - 01/07/2010
http://www.successconsciousness.com/inner_peace.htm

Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Empty TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH 11: NĂNG LỰC CỦA TẬP TRUNG

Bài gửi  Admin Tue Nov 30, 2010 7:41 am

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH 11:

NĂNG LỰC CỦA TẬP TRUNG


TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Pro10_250x250

I– ĐỊNH LỰC PHẦN MỘT


Khi là còn là một thiếu niên, tôi đã thấy một kính hội tụ (gương lồi) đối cháy một mãnh giấy như thế nà, khi ánh sáng của mặt trời được tập trung trên nó. Lửa chỉ có thể bùng lên khi tia nắng được hội tụ trên một điểm nhỏ. Khi kính hội tụ bị dời đi xa quá hay gần quá mãnh giấy, tia sáng không thể tập trung đủ và không có điều gì xãy ra. Kinh nghiệm này diễn tả một cách rõ ràng năng lực của tập trung.

Năng lực này có thể được diễn tả như sự chú ý tập trung. Đấy là khả năng để hướng trực tiếp sự chú ý đến một tư tưởng duy nhất hay một đối tượng, và cũng chính là hướng đến sự loại trừ hay ngăn chận mọi thứ khác.

Khi tâm thức chúng ta được tập trung, năng lượng của chúng ta không bị tiêu hao trên những hành vi hay tư tưởng không thích hợp. Đấy là tại sao phát triển sự tập trung là cốt yếu đến bất cứ người nào khao khát nhận lấy trách nhiệm đến cuộc đời của mình. Kỷ năng này là cơ bản cho mọi loại thành công. Không có tập trung, nổ lực của chúng ta sẽ rơi rãi tãn mát, nhưng với nó, chúng ta có thể hoàn thành ngay cả những điều to tát.

Tập trung có nhiều sự sử dụng và lợi ích. Nó hổ trợ trong việc nghiên cứu và thấu hiểu nhanh hơn, cải thiện trí nhớ, và giúp cho việc chú tâm trên bất cứ nhiệm vụ, công việc, hành vi hay mục tiêu nào, và đạt đến những điều ấy một cách dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Tập trung cũng đòi hỏi cho việc phát triển năng lực tâm linh hay thần thông, và là một khí cụ mạnh mẽ cho việc sử dụng quán tưởng sáng tạo có hiệu quả.

Khi khả năng này được phát triển, tâm thức vâng lời chúng ta một cách tự nguyện hơn và không đi vào những tư tưởng tiêu cực, vô ích cũng lo lắng. Chúng ta đạt được sự chủ động tinh thần và chúng ta trãi nghiệm niềm hòa bình chân thật của tâm thức.

Khả năng này cũng đóng một vai trò quan trọng trong thiền tập. Không có nó, tâm thức chỉ nhảy nhót không ngừng nghĩ từ tư tưởng này sang suy nghĩ nọ, và nó không cho phép chúng ta thiền tập một cách thỏa đáng.

Quý vị có nhận ra rằng, tại sao tập trung là quan trọng và hữu ích để phát triển và cải thiện khả năng thiền định không?

Để phát triền năng lực này chúng ta cần phải rèn luyện và thực tập nó. Hãy quên đi tất cả những bào chữa về việc không có thời gian hay quá bận rộn. Đừng nói rằng mọi hoàn cảnh là không thích hợp hay rằng chúng ta không thể tìm ra một nơi yên tĩnh để thực tập. Với một dự tính nho nhỏ, một niềm khát khao và một động cơ thúc đẩy chúng ta luôn luôn có thể tìm ra thời gian để thực tập mỗi ngày, cho dù chúng ta bận rộn như thế nào.

TÂM THỨC KHÔNG NGỪNG NGHĨ

Tư tưởng làm cho chúng ta chú tâm không ngừng nghĩ, và lãng phí thời gian và năng lượng của chúng ta trên những vấn đề không quan trọng và vô ích. Chúng thật sự thống trị đời sống của chúng ta. Chúng ta đã trở thành quá quen thuộc với loại nô lệ này, rằng chúng ta cho đấy là đương nhiên, và đã trở thành vô cảm đối với thói quen này, ngoại trừ trên những trường hợp nào đấy.

Trong khi thở, chúng ta không cần chú ý đến mỗi hơi thở ra vào. Chúng ta trở nên chú tâm đến tiến trình của hô hấp, chỉ khi chúng ta có sự khó khăn nào đấy đối với hơi thở, chẳng hạn khi lỗ mũi chúng ta bị nghẹt, qua một cơn cảm lạnh, hay khi chúng ta ở trong một phòng kín.

Giống như suy nghĩ, chỉ khi chúng ta cần tập trung, giải quyết một vấn đề hay học tập nghiên cứu, chúng ta mới trở nên chú tâm với sự tấn công dữ dội liên tục của những tư tưởng, và của sự bất lực của chúng ta để làm dịu chúng xuống. Chúng ta cũng tỉnh thức chính xác về chúng khi chúng ta có những lo lắng hay sợ hãi.

Hãy nhìn vào tình trạng quen thuộc theo sau. Chúng ta cần nghiên cứu điều gì đấy cho nghề nghiệp chúng ta hay cho một cuộc khảo thí. Chúng ta ngồi một cách thoãi mái trên ghế dài với quyển sách trong tay và bắt đầu đọc. Sau một lúc chúng ta cảm thấy đói bụng và đi vào nhà bếp tìm thức ăn.

Chúng ta trở lại để đọc, và khi chúng ta nghe người nào nói chuyện bên ngoài. Chúng ta lắng nghe họ một vài khoảnh khắc và rồi đem sự chú ý trở lại quyển sách.

Sau một lúc chúng ta cảm thấy chán vì đọc và mở máy truyền thanh để nghe nhạc. Chúng ta lại tiếp tục đọc thêm một lúc nữa, và rồi thì nhớ lại điều gì ấy đã xãy ra, và chúng ta bắt đầu nghĩ về nó.

Đây là điều xãy ra khi chúng ta thiếu sự tập trung. Hãy tưởng tượng những gì chúng ta phải hoàn thành, nếu chúng ta có thể kiểm soát sự chú ý và tập trung tâm trí của chúng ta!

Hành động đòi hỏi sức mạnh thân thể, chẳng hạn như khuân vác những vật nặng, thí dụ thế, chúng ta phải phát triển sức mạnh vật lý. Tuy thế, không phải như thực tập thể dục hằng ngày với những hệ thống dụng cụ máy móc, tập trung giống như thế này. Đọc sách, học tập, và cố gắng tập trung chú ý đến những gì chúng ta làm, phát triển một số khả năng loại này, nhưng sự thực tập thể dục siêng năng mỗi ngày là những gì khác biệt, nó giống như rèn luyện ở một trung tâm thể hình; phát triển sự tập trung cũng như vậy, đòi hỏi sự chuyên cần nổ lực đều đặn.

SỰ ĐỂ KHÁNG NỘI TẠI ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN TẬP TRUNG

Nhằm để phát triển khả năng này chúng ta phải rèn luyện tâm thức chúng ta. Hầu hết mọi người nghĩ rằng tập trung là một hành vi vất vả mệt nhọc, và nó liên hệ sự nổ lực và căng thẳng, những điều khó khăn và khó hải lòng.

Điều tin tưởng này bắt đầu ở một thời bé bỏng. Cha mẹ và giáo viên mong đợi thiều niên học tập, làm bài tập ở nhà và được những điểm tốt. Điểu này đem đến cho những đứa trẻ một cảm giác bị ép buộc và thúc đẩy phải làm điều gì đấy mà nó không thích. Khi chúng quá thường nghe đến điểu rằng chúng không tập trung đầy đủ, chúng lớn dậy một sự ghét bỏ tập trung, và cũng thường cả cho việc học tập. Chúng trở nên bị liên kết với sự ép buộc, thiếu tự do, làm những việc mà chúng không thích, và đấy là đi ngược lại với ý chí của chúng. Khi chúng lớn lên, không cần phải hỏi tại sao mà năng lực tập trung của chúng yếu kém, và chúng không có mãy may ước vọng nào cho việc rèn luyện tâm thức chúng.

Mặc dù hầu hết mọi người chúng ta thừa hiểu rằng thực tế việc tập trung tốt là một lợi ích lớn, tuy thế hầu hết chúng ta chẳng làm gì để làm khả năng ấy lớn mạnh lên, phần lớn bởi vì chúng ta không biết làm thế nào. Đọc và suy nghĩ về những lợi ích của nó, và về những lý do tại sao nó nên được trau dồi, có thể giúp cho sự thay đổi thái độ của chúng ta đối với điều ấy.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN SỰ TẬP TRUNG

Đôi khi chúng ta có thể thấy những năng lực mạnh mẽ của sự tập trung trong chính chúng ta. Khi chúng ta thật sự nghiêm chỉnh muốn xuất sắc trong việc học tập, thành công một cuộc thi quan trọng hay giải quyết một vấn đề, năng lực này trở nên sẳn sàng cho chúng ta. Trong những trường hợp như thế, nó xuất hiện bởi vì một cần thiết hay khát vọng nào đó, nhưng phát triển nó trong một cách có phương pháp sẽ đưa nó đến dưới sự kiểm soát của chúng ta, và cho chúng ta khả năng sử dụng nó một cách chủ tâm, bất cứ khi nào chúng cần đến sự tập trung. Để làm thế, chúng ta cần thực hành những bài tập cơ bản hằng ngày.

ĐÂY LÀ NHỮNG GÌ CHÚNG TA CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC BẰNG VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TẬP TRUNG:

1- Kiểm soát tư tưởng chúng ta.
2- Khả năng để tập trung tâm thức.
3- Tâm thức hòa bình.
4- Tự do khỏi những tư tưởng vô bổ và phiền toái.
5- Trí nhớ tốt hơn.
6- Tự vững vàng hơn.
7- Nội lực mạnh mẽ.
8- Năng lực ý chí.
9- Quyết định.
10- Khả năng để học hỏi và lĩnh hội nhanh chóng hơn.
11- Niềm hạnh phúc nội tại.
12- Tăng trưởng khả năng để phát triển những năng lực tâm linh.
13- Sử dụng khả năng tưởng tượng sáng tạo năng động hơn và đầy đủ hơn.
14- Tăng trưởng khả năng thiền quán.
15- Và nhiều hơn nữa.

Dường như đấy là một sự thật quá ư là tốt đẹp, có phải không? Hãy phát triển năng lực tập trung và khám phá ra cho chính chúng ta.



I– ĐỊNH LỰC PHẦN HAI

Làm bén nhọn cây kim tập trung hay định lực đòi hỏi thực tập, như mọi thứ khác trong đời sống. Quý vị có đến phòng tập thể hình hay không? Nếu có, quý vị đến mấy lần trong tuần và bao lâu? Quý vị có học ngoại ngữ không? Nếu có, quý vị dành bao nhiêu thời gian cho việc ấy? Phát triển định lực không có gì khác; sự rèn luyện phải được đòi hỏi đến. Ngay cả thực hành tập trung hay định tâm mười phút mỗi ngày cũng sẽ làm cho chúng ta tốt hơn.

Tâm thức không thích kỷ luật và sẽ đối kháng những nổ lực của chúng ta để rèn luyện nó. Nó thích tự do của nó hơn bất điều gì khác, và sẽ cố gắng để cản đường chúng ta chủ đạo nó, trong bất cứ cách nào có thể. Nó sẽ làm cho chúng ta quên thực tập, làm cho chúng ta xao lãng trì hoãn việc biểu hiện chúng hay làm chúng ta cảm thấy lười biếng. Nó sẽ tìm nhiều trò để ngăn chặn và làm chúng ta phiền toái, nhưng chúng ta có thể và phải mạnh hơn.

Quý vị sẽ thấy dưới đây, một số bài thực hành tập trung giản dị. Hãy luôn luôn nhớ rằng sự chọn lựa là của chúng ta, là kẻ nô lệ cho tâm thức cùng sự bốc đồng của nó, hay là chủ nhân ông của tâm thức chúng ta. Bằng sự thực tập tinh thần, có thể rèn luyện tâm thức và điều động nó, và đặt tâm thức vào một vị trí thích đáng, như kẻ phục vụ của chúng ta, chứ không để tâm thức là chủ nhân ông và kể điều khiển chúng ta.

Chúng ta không phải là tâm thức cũng không phải là những tư tưởng thoáng qua nó. Mặc dù có thể khó khăn để chấp nhận ý tưởng này, tâm thức không phải là chúng ta, không phải thật sự là chúng ta, mà chỉ là một công cụ mà chúng ta sử dụng. Tâm thức là một phương tiện, với một giá trị to lớn, nhưng nó phải được dạy bảo để vâng lời chúng ta.

Hầu hết mọi người tin tưởng rằng họ là tâm thức, và tin tưởng một cách sai lầm rằng điều khiển tâm thức có nghĩa là đè nén chính họ và phủ nhận sự tự do của họ. Họ nghĩ rằng chỉ huy tâm thức của họ là không tự nhiên, và đó là một loại ức chế nào đấy. Những sự tin tưởng như vậy là không đúng.

Chứng minh rằng chúng ta không phải là tâm thức chúng ta thông qua việc rèn luyện. Chấp nhận ý tưởng này trong lý thuyết, trong thời gian, khi sự điều khiển của chúng ta trên những tư tưởng của chúng ta lớn mạnh, chúng ta sẽ biết nó như một sự thật. Trong thực tế, chúng ta, chúng ta thật sự, là một chủ nhân ông của tâm thức. Không phải tâm thức tự là chủ nhân ông của chính nó.

HƯỚNG DẪN NHỮNG BÀI THỰC HÀNH TẬP TRUNG

Tìm một nơi mà chúng ta có thể đơn độc và không bị quấy nhiễu. Chúng ta có thể ngồi xếp bằng trên sàn nhà hay trên một chiếc ghế. Ngồi với xương sống thẳng đứng. Thở một vài hơi tĩnh lặng và sâu và rồi thư giản thân thể. Hướng sự chú ý đến thân thể chúng ta, và thư giản mỗi bắp thịt và những bộ phận của nó.

Chúng tôi sẽ trao cho quý vị một số bài tập thực hành. Ngồi xuống thực tập khoảng mười phút, và sau một vài tuần rèn luyện, kéo dài thời gian thực tập lên mười lăm phút.

Bắt đầu với bài tập thứ nhất, thực hành mỗi ngày, cho khi quý vị có thể thực tập nó mà không có bất cứ một sự xao xuyến hay lãng quên, và không suy nghĩ về bất cứ điều gì khác, cho ít nhất ba phút. Mỗi lần chúng ta bị xao xuyến, bắt đầu trở lại, cho đến khi mười hay mười lăm phút trôi qua. Chúng ta phải chân thật với chính mình, và tiến hành đến lần tiếp theo, chỉ sau khi chúng ta tin chắc rằng chúng ta đã thực tập nó một cách đúng đắn và với toàn bộ sự tập trung.

Không thời biểu nào có thể đưa ra được, như điều này có thể làm nãn lòng. Nếu cho thí dụ, chúng tôi nói với quý vị rằng một thực tập nào đó phải được hoàn tất trong một tuần, hai việc có thể xãy ra. Chúng ta có thể thất vọng, nếu chúng ta không thể đạt được sự tập trung mong muốn trong một tuần, hay chúng ta có thể tiến tới mà không có một sự thực hành những bài tập một cách đúng đắn. Điều động những bài tập một cách thành công có thể cần đến hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng và đôi khi hơn thế nữa.

Đặt toàn bộ sự chú tâm của chúng ta vafotrong những bài tập, và đừng nghĩ về bất cứ điều gì khác. Hãy cẩn thận đừng rơi vào cơn mê ngủ, mơ mộng trầm ngâm hay suy nghĩ về những vấn đề khác. Khoảnh khắc chúng ta thấy chính mình nghĩ về những việc gì khác, hãy dừng thực tập và bắt đầu trở lại. Sau khi chúng ta trở nên nhuần nhuyển, kéo dài thời gian, và nếu có thể, bao gồm một buổi tập khác vào buổi trưa.

Đừng bao giờ cố gắng quá nhiều lúc mới bắt đầu, và đừng nổ lực thực hành tất cả những bài tập trong một lần. Hãy chậm rãi, không làm quá mức làm căng thẳng bộ óc của chúng ta.

Nếu quý vị thấy quá khó khăn, hay những tư tưởng làm xao xuyến quý vị là quý vị suy nghĩ về những vấn đề khác, đừng thất vọng. Mỗi người chạm trán với những khó khăn trên con đường thực tập. Nếu quý vị kiên nhẫn và không bao giờ bỏ cuộc, bất chấp những khó khăn và nhiễu loạn, thành công sẽ đáp đền những nổ lực của quý vị. Hãy nhớ rằng, ngay cả những người với năng lực tập trung vô cùng mạnh mẽ cũng phải rèn luyện tâm thức của họ.

Không hề gì nếu sự tập trung của quý vị yếu kém bây giờ, điều ấy có thể phát triển và làm cho mạnh mẽ giống như bất cứ khả năng nào khác, qua rèn luyện và đầu tư thời gian, năng lượng và sự tha thiết cần có.

Qua thời gian, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta có thể tập trung bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, bất kể nơi chốn mà chúng ta ở. Chúng ta sẽ có thể tập trung tâm tư chúng ta, suy nghĩ và hoạt động dưới những hoàn cảnh cố gắng nhất, trong khi duy trì sự tĩnh lặng, thư giản và tự chủ. Phần thưởng trị giá bằng nổ lực gấp nghìn lần.

Bây giờ đến những bài thực tập. Một số bài có thể là quen thuộc đối với quý vị, và một số có thề dường như quá dễ dàng để thực hiện. Một số được trích ra từ những nguồn gốc khác nhau, và một số được chúng tôi sáng tạo.

Để được lợi ích trọn vẹn, không thừa để nhắc rằng quý vị thực tập mỗi bài tập một tuần lễ, và sau khi chúng ta cảm tin chắc rằng chúng ta đang thực tập nó một cách đúng đắn và với toàn bộ sự chú tâ.

NHỮNG BÀI THỰC HÀNH TẬP TRUNG

Bài Tập 1:
Lấy một quyển sách và đếm những chữ trong bất cứ một đoạn văn nào. Đếm chúng một lần nữa để chắc rằng chúng ta đã đếm chúng một chính xác. Bắt đầu với một đoạn văn, và khi nó trở nên dễ dàng hơn, hãy đếm những chữ trong cả trang giấy. Tiến hành việc đếm chữ một cách tinh thần và chỉ với đôi mắt của chúng ta, không dùng ngón tay để chỉ từng chữ một.

Bài Tập 2:
Đếm ngược trong tâm thức, từ một trăm đến một.

Bài Tập 3:
Đếm trong tâm chúng ta từ một trăm đến một, cách khoảng ba số, đấy là 100, 97, 94, v.v…

Bài Tập 4:
Chọn một chữ hấp dẫn, hay chỉ một âm thanh đơn giản, và lập lại một cách thầm lặng trong tâm khoảng năm phút. Khi tâm thức chúng ta có thể tập trung một cách dễ dàng hơn, hãy cố gắng để đạt đến mười phút với sự tập trung mà không bị gián đoạn hay nhiễu loạn.

Bài Tập 5:
Lấy một trái cây, một trái táo, cam, chuối hay bất cứ một loại trái cây nào, và cầm nó trong tay chúng ta. Kiểm nghiệm trái cây khắp các phía của nó, trong khi duy trì sự chú ý tập trung trên nó. Đừng để mình bị mất sự chú tâm bởi những tư tưởng không thích đáng hay những tư tưởng liên hệ có thể sinh khởi, chẳng hạn như cửa hàng nơi chúng ta đã mua trái cây ấy, về việc làm thế nào và nơi nào nó đã sinh trưởng, giá trị dinh dưỡng của nó, v.v… Hãy giữ sự tĩnh lặng, trong khi phớt lờ những tư tưởng này và không bị hấp dẫn trong chúng. Chỉ nhìn vào trái cây, tập trung sự chú tâm trên nó không nghĩ về bất cứ điều gì khác, và thẩm tra hình dáng, mùi, vị của nó và cảm giác nó cho chúng ta khi chúng ta sờ mó và cầm nó.

Bài Tập 6:
Giống như bài tập 5, nhưng lần này chúng ta quán tưởng trái cây thay vì nhìn vào nó. Bắt đầu bằng việc nhìn vào trái cây và kiểm nghiệm nó trong hai phút, giống như trong bài tập 5, và sau đó làm bài tập này. Nhắm mắt lại, và cố gắng để thấy, ngữi, nếm và chạm trái cây trong sự tưởng tượng của chúng ta. Hãy cố gắng để thấy hình ảnh rõ rệt và xác định minh bạch. Nếu hình ảnh trở nên mờ nhạt, mở mắt ra, nhìn vào trái cây một thoáng, và rồi thì nhắm mắt lại và tiếp tục thực tập. Nó có thể hổ trợ nếu chúng ta tưởng tượng trái cây nằm trong bàn tay chúng ta, như trong bài tập trước, hay hình dung nó nằm trên bàn.

Bài Tập 7:
Lấy một đối tượng nhỏ như một cái muỗng, cái nĩa, hay một cái ly. Tập trung trên một trong những đối tượng này. Nhìn vào đối tượng từ mọi phía mà không có một ngôn ngữ nào, đấy là, không có một chữ nào trong tâm thức chúng ta. Chỉ nhìn vào đối tượng mà không suy nghĩ với những từ ngữ về nó.

Bài Tập 8:
Sau khi đã trở nên nhuần nhuyển trong những bài tập trên, chúng a có thể đi đến bài tập này. Hãy vẽ một hình ảnh hình học, khoảng ba phân (cm) chẳng hạn như một tam giác, một hình chữ nhật hay một vòng tròn, tô nó với bất cư một màu nào mà chúng ta thích, và tập trung trên nó. Chúng ta phải thấy chỉ hình ảnh ấy, không có bất cứ hình ảnh nào khác. Chỉ hình ảnh ấy hiện hữu với chúng ta bây giờ, không có một tư tưởng liên hệ hay bất cứ một sự xao lãng nào. Hãy cố gắng để nghĩ với từ ngữ trong khi thực tập. Hãy nhìn hình ảnh ấy trước mặt chúng ta và chỉ thế mà thôi. Cố gắng không làm căng thẳng đôi mắt chúng ta.

Bài Tập 9:
Giống như bài tập 8, nhưng lần này chỉ khác là tưởng tượng hình ảnh với đôi mắt chúng ta nhắm lại. Như lần trước, nếu chúng ta quên hình ảnh như thế nào, mở mắt ra một vài giây và nhìn vào hình ảnh, rồi thì nhắm mắt lại và tiếp tục bài tập.

Bài Tập 10:
Giống như bài tập 9 nhưng với đôi mắt mở.

Bài Tập 11:
Cố gắng tối thiểu năm phút, duy trì với không một tư tưởng nào dấy lên. Bài tập này được thi hành chỉ sau khi tất cả những bài tập trước đã được thực tập một cách thành công. Những bài tập trước, nếu thực hiện một cách đúng đắn, sẽ ban cho chúng ta khả năng để khiến những tư tưởng chúng ta yên lặng. Quan thời gian, nó trở nên ngày càng dễ dàng hơn.

-- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- --- --- --- --- ---

Bí mật của sự thành công là sự thực tập liên tục. Chúng ta càng dành nhiều thời gian để thực tập chúng ta càng thành công nhanh hơn. Hãy bắt đầu từ từ; năm hay mười phút lúc bắt đầu và khi chúng ta đạt được khả năng tập trung, hãy dành thời gian nhiều hơn. Khi thấy rằng chúng ta thành công, chúng ta sẽ bắt đầu thương mến những bài tập, và đúng lúc chúng sẽ trở thành một thói quen. Chúng ta sẽ có thể tập trung sự chú tâm của chúng ta một cách dễ dàng và không khó nhọc trên bất cứ thứ gì mà chúng ta muốn tập trung về nó.

Quý vị có chạy bộ chậm (jogging), tập thể dục tại một trung tâm hay học tập một ngoại ngữ chứ? Điều ấy khó khăn như thế nào lúc bắt đầu? Đã bao nhiêu lần chúng ta đã muốn bỏ cuộc? Tuy thế, sau một thời gian ngắn chúng ta bắt đầu thích thú những gì chúng ta đang làm. Nó trở thành một thói quen, không cần nổ lực để thực hiện. Vì đấy là với sự phát triển năng lực của tập trung.

Sau một khoảng thời gian nào đấy chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy một cách khác biệt. Dễ dàng để tập trung hơn. Tâm thức chúng ta sẽ trở nên tĩnh lặng và thư thái, và chúng ta sẽ tỏa rạng niềm hòa bình của chúng ta vào không gian chung quanh chúng ta. Mọi thứ, mọi trường hợp và mọi sự kiện thường quấy rầy và làm chúng ta sân hận, sẽ không ảnh hưởng sự bình lặng nội tại của chúng ta. Chúng ta sẽ trãi nghiệm hạnh phúc an lạc, thoãi mái và toại nguyện, sự tự tin và sức mạnh nội tại. Chúng ta có thể đối diện dễ dàng hơn và hiệu quả hơn với thế giới bên ngoài.

Chúng ta sẽ cảm thấy một hình thức của tâm ý trưởng thành trong chúng ta, mang đến sự hòa bình tâm hồn. Nó có thể đến thỉnh thoảng trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, nhưng đúng thời nó sẽ lớn mạnh và tràn đầy trong chúng ta một cách trọn vẹn. Chúng ta có thể làm cho tâm thức chúng ta hoạt động cho chúng ta khi chúng ta cần sự phục vụ của nó, trong một phương cách hiệu quả nhất. Chúng ta có thể bình lặng nó khi sự phục vụ của nó không cần đến.

Chúng tôi chắc rằng, từ kinh nghiệm cá nhân, rằng thái độ để sống và sự phản ứng đế những sự kiện thay đổi sau khi bắt đầu thực hành sự tập trung. Đấy là một tiến trình tự động và từ từ. Chúng ta đi đến chỗ biết nhiều thứ về tâm thức và những chức năng nó thể hiện như thế nào, và chúng ta học hỏi để đối phó với nó một cách hiệu quả.

- -- -- -- --
The Power of Concentration
Tuệ Uyển chuyển ngữ - 27/07/2010
http://www.successconsciousness.com/index_000005.htm
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Empty TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH 12:

Bài gửi  Admin Wed Dec 15, 2010 3:10 am

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH 12:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA NĂNG LỰC TẬP TRUNG

Tập Trung Và Kiểm Soát Tâm Thức

Tâm thức là bộ máy suy nghĩ mà chúng ta sử dùng cho nhiều mục tiêu. Quý vị có kiểm soát được nó hay không? Quý vị có thể tập trung tâm thức trên những gì quý vị suy nghĩ hay làm việc không, hay có phải là tâm thức chúng ta lẫn tránh sự kiểm soát và không vâng lời?

Hãy đọc những dòng sau đây và tìm ra tâm thức chúng ta có ổn định hay không:

Tâm thức của tôi vững vàng và tôi kiểm soát nó hoàn toàn.
Nó ổn định và không giao động.
Tư tưởng của tôi là rõ ràng và tập trung.

Không, không có vấn đề gì với đôi mắt của quý vị hay máy điện toàn. Nếu quý vị thấy những dòng trên nhấp nhoáng hay giao động, nó chỉ là sự việc đùa để chỉ cho quý vị thấy tâm thức không ổn định là như thế nào (nếu quý vị không thấy những dòng trên rung rinh, có nghĩa là JavaScrip không thể biểu hiện quy trình).

Chúng ta sử dụng tâm thức mình trong hầu hết mọi thứ chúng ta làm, và chắc chắn chúng ta cảm kích tâm thức tập trung. Chúng ta hẳn ở trong những trường hợp mà chúng ta mong ước tâm thức chúng ta tập trung hơn.

Sự suy tư chúng ta trở nên rõ ràng hơn và đến điểm ấy, và sức nhớ của chúng ta cải thiện, sau khi chúng ta gia tăng sức mạnh của mình đối với tâm thức chúng ta. Rồi thì chúng ta đạt đến một vị trí tốt hơn để theo đuổi những quyết định, mục tiêu, và hoài bảo của mình.

Khi tâm thức chúng ta không tập trung, nó nhảy từ tư tưởng này sang tư tưởng kia một cách nhanh chóng, và cho thấy sự bồn chồn và thiếu sự hòa bình nội tại.

Khi tâm thức chúng ta tập trung và chú tâm nó trở nên yên tĩnh hơn và vâng lời hơn, và chúng ta thấy cùng thấu hiểu mọi thứ tốt hơn, nhanh hơn, và rõ ràng hơn.

Phát Triển Năng Lực Chú Tâm

Tất cả chúng ta biết rằng chú tâm là một kỷ năng rất hấp dẫn, nhưng có bao nhiêu người sở hữu? Tôi không cần phải nói với quý vị tại sao nó quan trọng, và sự sử dụng cùng lợi ích của nó. Nhưng nó là một điều cần phải có cho bất cứ người nào khao khát thành công cho dù trên mức độ nhỏ nhoi hay to tát, cho dù trong thế giới vật chất hay tâm linh. Nhằm để đạt đến thành công, chúng ta cần phải có thể tập trung tâm thức chúng ta và để lắng dịu sự bồn chồn và khuynh hướng nhảy nhót liên tục từ chủ đề này sang chủ đề khác.

Mỗi hành động cần sự chú tâm cho sự thể hiện thành công của nó. Làm việc, nói chuyện, tranh luận, nghiên cứu và giải trí đòi hỏi chú tâm tập trung. Ngay cả lau dọn nhà cửa hay nấu nướng cũng đòi hỏi nó để thực thi một cách có hiệu quả.

Người ta không phải sinh ra với năng lực của chú tâm. Nó cần phải được phát triển. Việc cải thiện và rèn luyện nó bắt đầu từ một lứa tuổi rất sớm. Chúng ta cố gắng để nắm bắt sự chú ý của một đứa trẻ bằng việc làm những tiếng động kỳ lạ. Sau này chúng ta tập trung sự chú ý của đứa bé bằng việc đọc truyện cho nó nghe. Khi đứa trẻ lớn lên chúng ta đòi hỏi chú tâm trên bất cứ điều gì chúng học hay đọc. Tất cả những hành vi này hổ trợ đến một số mức độ nào đấy để phát triển và tập trung năng lực của chú tâm, nhưng chưa đủ.

Có những lúc khi sự chú tâm trở nên rất mạnh mẽ, mặc dù không cố ý, và không thể hiện kiểm soát thực sự lên nó. Chúng ta đã từng kinh nghiệm những lần nào đấy về một sự hoàn toàn trỗng rỗng đến thế giới bên ngoài, khi chúng ta bị chìm lắng trong một câu chuyện hấp dẫn hay trong khi đang đọc một quyển sách thích thú. Điều này thường xãy ra khi chúng ta dấn thân trong những hành động mà chúng ta vui thích và yêu mến.

Vì khả năng này là hữu dụng, nó phải ở dưới sự kiểm soát của ý chí chúng ta. Chúng ta phải quyết định nơi nào và khi nào để tập trung tâm thức. Năng lực thật sự và tác động phải ở dưới sự kiểm soát của chúng ta, và chúng ta phải có thể thực hiện điều này bất cứ khi nào chúng ta cần đến.

Mỗi ngày chúng ta hiện diện với vô vàn cơ hội, để tăng cường năng lực cho sự chú tâm của chúng ta. Một cách thật sự mỗi hành động có thể biến thành một thực tập. Hãy nắm lấy tâm thức chúng ta trên bất cứ điều gì chúng ta làm, và cố gắng để tập trung mà không chệch hướng đến bất cứ điều gì khác. Đúng là những sự thực hành tập trung đặc biệt là cần thiết, nhưng nếu chúng ta không thể tìm ra thời gian và địa điểm để thực hiện chúng, chúng ta có thể biến cả ngày thành một sự thực tập thích thú. Hãy tập trung trên bất cứ điều gì chúng ta làm, và với thời gian khả năng tập trung của chúng ta sẽ tăng trưởng.

Trong cách này, chúng ta không chỉ làm mạnh mẽ thêm sự chú tâm và tập trung của chúng ta, mà mọi thứ chúng ta làm sẽ được hoàn tất một cách tốt đẹp hơn, hiệu quả hơn, và ngay cả nhanh chóng hơn. Với thời gian, khi sự chú ý của chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn, tư tưởng tán loạn sẽ bị mất đi năng lực làm cho chúng ta xao lãng, và chúng ta sẽ khám phá ra rằng chúng ta có thể miệt mài với chính mình trong bất cứ điều gì chúng ta làm. Điều này sẽ gia tăng hiệu quả của chúng ta, và làm chúng ta hứng thú trong bất cứ điều gì chúng ta làm.

Đây là một số đề nghị cho việc phát triển và tăng cường năng lực của chú tâm:

1- Mặc áo quần, và cùng lúc đặt toàn bộ sự chú tâm trong những cử động của chúng ta.
2- Trong khi tắm, chú ý đến mỗi bộ phận của cơ thể mà chúng ta đang chà xát và tắm rửa.
3- Trong khi lau dọn nhà cửa, cắt cỏ hay nấu nướng, tập trung trên mỗi hành vi và cử động, không được mơ mộng hay suy nghĩ về bất cứ điều gì khác.
4- Trong khi làm việc, tập trung tâm trí chúng ta trên bất cứ điều gì chúng ta đang làm, giống như đấy là điều quan trọng nhất trên đời này, ngay cả nếu chúng ta không thích việc làm của mình.
5- Trong khi nghiên cứu, đi bộ, hay dấn thân trong bất cứ việc làm thân thể nào, không mơ mộng hay suy nghĩ về bất cứ điều gì xâm nhập vào tâm tư chúng ta. Thay vì thế, tập trung sự chú ý của chúng ta trên những gì chúng ta đang làm.
6- Trong khi tranh luận, lắng nghe một cách chú tâm đến những gì người ta đang nói.
7- Trong khi ăn, tập trung tâm thức chúng ta hay thực phẩm chúng ta và trên sự thích thú nó.
8- Luôn luôn làm một việc duy nhất trong một lúc.

Quý vị không phải thực hiện tất cả mọi điều trên, trong mọi lúc. Ngay cả một vài phút, lúc này hay lúc nọ, sẽ thật sự kỳ diệu cho quý vị, và sẽ giúp phát triển những năng lực chú tâm của quý vị. Hãy kiên nhẫn, và quý vị sẽ đạt đến một khả năng rất hữu dụng, mà nó sẽ giúp cho quý vị trong nhiều trường hợp trong đời sống của quý vị.

The Importance of the Power of Attention
Tuệ Uyển chuyển ngữ - 13/12/2010
http://www.successconsciousness.com/focusing_controlling_mind.htm
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Empty TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH 13:

Bài gửi  Admin Fri Dec 17, 2010 3:17 am

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH 13:

NĂNG LỰC CỦA Ý CHÍ VÀ KỶ LUẬT TỰ GIÁC

Đôi khi chúng ta muốn đi bách bộ, biết rằng làm như thế là tốt như thế nào cho sức khỏe chúng ta và kỳ diệu như thế nào khi chúng ta cảm nhận sau đấy. Tuy thế, chúng ta cảm thấy lười biếng, và thay vì thế chúng ta tìm đến việc xem truyền hình. Chúng ta có thể cảnh giác sự kiện rằng chúng ta cần thay đổi thói quen ăn uống của mình hay bỏ hút thuốc, tuy nhiên, chúng ta không năng lực nội tại và kiên nhẫn để thay đổi những thói quen này.

Điều này nghe có quen thuộc không? Đã bao nhiêu lần chúng ta đã nói, “tôi ao ước tôi sẽ có năng lực ý chí và kỷ luật tự giác?” Đã bao nhiêu lần chúng ta đã bắt đầu làm việc gì đấy, chỉ để bỏ dở sau một lúc ngắn ngủi? Tất cả chúng ta đã từng có kinh nghiệm như thế này.

Mọi người chúng ta sở hữu một số đam mê hay thói quen nào đấy, mà chúng ta ao ước có thể chiến thắng, chẳng hạn như hút thuốc, ăn uống quá nhiều, lười biếng, chần chừ hay thiếu sự quả quyết. Để vượt thắng những thói quen hay đam mê xấu, chúng ta cần có năng lực ý chí và kỷ luật tự giác. Chúng làm nên một sự thay đổi lớn lao trong đời sống mỗi người, và đem đến sức mạnh nội tại, tính tự chủ và quyết đoán.

Định Nghĩa Năng Lực Ý Chí và Kỷ Luật Tự Giác

Năng lực ý chí là khả năng để chiến thắng lười biếng và chần chừ. Nó là khả năng để kiểm soát hay từ chối sự thúc giục bốc đồng không cần thiết hay tại hại. Đấy là khả năng để đi đến một quyết định và để theo đuổi với sự kiên nhẫn cho đến sự hoàn tất thành công của nó. Đấy là năng lực nội tại để vượt thắng tham muốn nuông chiều trong những thói quen không cần thiết và vô ích, và sức mạnh nội tại để chiến thắng sự đối kháng của xúc cảm và tinh thần nội tại thành hành động. Đấy là một trong những khía cạnh của thành công cả tinh thần lẫn vật chất.

Kỷ luật tự giác là bạn đồng hành của năng lực ý chí. Nó ban cho khả năng chịu đựng để kiên nhẫn trong bất cứ điều gì chúng ta làm. Nó cung cấp khả năng để bền chí với thử thách gian khổ và khó khăn, cho dù là thân thể, cảm xúc hay tinh thần. Nó hổ trợ khả năng để từ bỏ sự thỏa mãn tức thời, nhằm để đạt đến điều gì đấy tốt đẹp hơn, nhưng điều ấy đòi hỏi nổ lực và thời gian.

Mọi người có những sự thúc đẩy nội tại có ý hay vô ý thức, làm cho người ta nói hay làm gì đấy, và rồi hối hận sau này về những việc đã nói hay đã làm. Trong nhiều trường hợp, người ta không suy nghĩ trước khi nói hay hành động. Bằng việc phát triển hai năng lực này, người ta trở nên ý thức về những thúc giục tiềm thức nội tại, và đạt được khả năng để từ chối chúng khi chúng bất lợi cho chủ nhân của nó.

Hai năng lực này hổ trợ chúng ta chọn lựa thái độ và phản ứng, thay vì bị chúng khống chế. Sự sở hữu về chúng sẽ không làm cuộc sống mờ nhạt hay chán nãn. Trái lại, chúng ta sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn, trong việc lĩnh trách nhiệm với chính mình và chung quanh mình , hạnh phúc và toại nguyện.

Đã bao nhiêu lần chúng ta cảm thấy yếu đuối, lười biếng hay ngại ngùng để làm việc gì đấy mà chúng ta muốn làm? Chúng ta có thể đạt đến sức mạnh nội tại, sáng kiến và khả năng để đưa ra những quyết định và theo đuổi chúng. Hãy tin tưởng tôi, phát triển hai năng lực này không khó. Nếu chúng ta chân thành và quyết tâm để trở nên mạnh mẽ hơn, chúng ta chắc chắn sẽ thành công.

Trong chủ đề này, chúng ta sẽ thấy một số bài tập và kỷ năng cho việc phát triển năng lực ý chí và kỷ luật tự giác. Những bài tập này đơn giản nhưng rất tác động, có thể được thực hiện khắp mọi nơi và bất cứ lúc nào. Hãy tiến hành một cách chậm rãi và từ từ, và chúng ta sẽ thấy mạnh mẽ hơn lên và đời sống chúng ta bắt đầu cải thiện.

Có một nhận thức sai lầm trong tâm thức công cộng quan tâm đến năng lực ý chí. Đấy là tư tưởng nhầm lẫn đến điều gì đấy căng thẳng và khó khăn, và người ta phải áp dụng và làm cho căng thẳng thân thể cùng tâm tư khi biểu lộ nó. Một nhận thức hoàn toàn sai lầm. Đây là một trong những lý do tại sao người ta tránh sử dụng nó, mặc dù người ta ý thức về những lợi ích của nó. Người ta nhận thức sự kiện rằng áp dụng năng lực ý chí trong đời sống và những mối quan hệ của họ sẽ hổ trợ họ vô cùng, và họ cần làm mạnh nó, tuy thế họ không làm gì về nó.

Năng lực ý chí sẽ mạnh mẽ hơn lên bằng việc kềm nén lại và không cho phép sự biểu lộ những tư tưởng, cảm xúc, hành động và phản ứng không quan trọng, không cần thiết, và không lành mạnh. Nếu điều tiết kiệm năng lượng này là không cho phép biểu lộ, nó được lưu trử trong thân tâm chúng ta như một bình điện, và nó trở nên sẳn sàng khi chúng ta cần đến. Bằng việc thực hành những bài tập thích hợp, chúng ta phát triển những năng lực của chúng ta bằng cách tương tựa như thế, như một người rèn luyện cơ bắp nhằm để tăng cường sức khỏe của họ.

Phát Triển Năng Lực Ý Chí Và Kỷ Luật Tự Giác

Một phương pháp hữu hiệu cho việc phát triển và cải thiện những khả năng này là tiến hành những tác động hay hành vi nào đấy, mà chúng ta tốt hơn là tránh qua việc lười biếng, chần chừ, yếu đuối, ngại ngùng, v.v… Bằng việc thực hiện những gì mà chúng ta không thích làm là quá lười để làm, chúng ta chiến thắng sự đối kháng tiềm thức của chúng ta, rèn luyện tâm thức chúng ta vâng lời chúng ta, làm mạnh năng lực nội tại và đạt đến sức mạnh nội tại. Cơ bắp mạnh mẽ hơn do việc nâng những quả tạ. Sức mạnh nội tại đạt được qua việc chiến thắng những đề kháng nội tại.

Hãy nhớ rằng, làm mạnh một trong những năng lực này, tự động sẽ làm mạnh những năng lực khác.

Đây là một số bài tập:

1.- Bạn đang ngồi trên xe buýt hay xe lửa, và một ông già hay bà lão, hay một người mang thai bước lên. Hãy đứng lên và nhường chỗ ngồi của bạn ngay cả bạn thích ngồi. Hãy làm điều này không chỉ vì lịch sự, những bởi vì bạn chúng ta đang làm điều gì đấy mà chúng ta không muốn làm. Trong cách này chúng ta đang chiến thắng sự đối kháng của thân thể, tâm thức và cảm giác của chúng ta.

2.- Có những chén dĩa trong bồn cần rửa, và chúng ta dự định sẽ rửa sau này. Hãy ngồi dậy và rửa chúng ngay bây giờ. Đừng để sự lười biếng của chúng ta chiến thắng chúng ta. Khi chúng ta biết rằng trong cách này chúng ta đang phát triển năng lực ý chí của mình, và nếu chúng ta tin chắc tầm quan trọng của năng lực ý chí trong đời sống của chúng ta, sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta làm bất cứ việc gì chúng ta phải làm.

3.- Chúng ta về nhà mệt mỏi từ sở làm và ngồi trước truyền hình, bởi vì chúng ta cảm thấy lười biếng và mệt mỏi để đi và rửa. Đừng vâng lời sự thèm khát để chỉ ngồi, mà hãy bước đi và tắm.

4.- Chúng ta có thể biết thân thể chúng ta cần một loại luyện tập vật lý nào đấy, nhưng thay vì ngồi đấy và không làm gì hay xem truyền hình. Hãy đứng lên và bước đi, chạy hay làm một thực tập thân thể gì đấy.

5.- Quý vị có thích cà phê với đường chứ? Thế thì cả một tuần hãy quyết định uống nó mà không có đường? Nếu quý vị muốn uống bốn ly cà phê một ngày? Trong một tuần hãy uống ba ly thôi.

6.- Thỉnh thoảng, khi chúng ta muốn nói điều gì đấy không quan trọng, hãy quyết định đừng nói.

7.- Đừng đọc những gì không quan trọng tán gẫu trong báo chí, ngay cả nếu chúng ta muốn.

8.- Chúng ta có một thèm khát ăn món gì đấy không quá bổ dưỡng. Vì sự thực tập hãy từ chối sự thèm muốn ấy.

9.- Nếu chúng ta thấy mình suy nghĩ những điều không quan trọng, không cần thiết, những tư tưởng tiêu cực, hãy cố gắng để phát triển sự trống rỗng hấp dẫn trong chúng, bằng việc suy nghĩ về sự vô ích của chúng.

10.- Hãy chiến thắng sự lười biếng của chúng ta. Hãy thuyết phục mình về tầm quan trọng của những gì phải làm. Hãy động viên tâm thức mình rằng chúng ta đạt đến sức mạnh nội tại khi chúng ta hành động và làm việc thay gì lười nhát, miễn cưỡng hay sự đối kháng nội tại không có cảm giác.

Đừng bao giờ nói rằng chúng ta không thể thực hành những thực tập nêu trên, bởi vì chúng ta chắc chắn có thể làm được. Hãy quyết tâm cho dù nó là như thế nào. Hãy động viên chính mình bằng việc suy nghĩ về tầm quan trọng của việc thực hiện những bài tập, và năng lực cùng sức mạnh nội tại chúng ta sẽ đạt được.

Cố gắng làm áp dụng quá nhiều bài thực tập khi chúng ta còn trong giai đoạn khởi đầu, tâm thức sẽ trì trệ, hay ngừng lại trong sự thất vọng. Tốt hơn là bắt đầu với một ít bài tập trước tiên, và rồi dần dần gia tăng số lượng của chúng và tiến dần tới những bài tập khó hơn.

Hầu hết những bài tập này có thể được thực tập bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào, và chúng ta không cần hy sinh những thời gian đặc biệt cho chúng. Chúng sẽ được rèn luyện và phát triển sức mạnh nội tại, cho phép chúng ta sử dụng nó bất cứ khi nào chúng ta cần đến.

Nếu chúng ta tập tạ, chạy bộ hay nhảy aerobic, chúng ta làm mạnh cơ bắp, vì thế khi chúng ta cần di chuyển hay mang vác điều gì nặng, thí dụ thế, chúng ta có sức mạnh để làm điều này. Bằng việc học tiếng Pháp hằng ngày, chúng ta sẽ có thể nói tiếng Pháp khi chúng ta du lịch sang Pháp. Cũng giống như với năng lực ý chí và kỷ luật tự giác; bằng việc làm mạnh chúng, chúng sẽ trở nên sẳn sàng cho chúng ta sử dụng bất cứ khi nào chúng ta cần chúng.

Vì lợi ích của sự thực tập, chúng ta dừng lại việc làm điều gì đó mà chúng ta thường làm, và chiến thắng sự đối kháng nội tại liên quan đến nó, chúng ta có thể tiếp tục, nếu nó không tai hại. Thí dụ, nếu chúng ta thích uống nước cam, và vì tác động của việc thực tập chúng ta chuyển sang uống nước táo, sau khi thực hiện vài lần nào đấy và nó không làm nên bất cứ sự khác biệt nào đến chúng ta, chúng ta có thể lại uống nước cam, nếu chúng ta vẫn còn thích nó. Điểm ở đây là để phát triển sức mạnh nội tại, thì không làm cho đời sống khó khăn đối với chúng ta hay tiếp tục làm những việc mà chúng ta không thích làm.

Lợi Ích Của Việc Sở Hữu Năng Lực Ý Chí Và Kỷ Luật Tự Giác

Chúng ta cần những kỷ năng này để kiểm soát tư tưởng của chúng ta, cải thiện sự tập trung của chúng ta, và để trở thành chủ nhân ông của tâm thức chính mình. Kỷ năng này càng mạnh, sức mạnh nội tại mà chúng ta sở hữu cũng càng mạnh.

Là chủ nhân ông của tâm thức chính mình, chúng ta thụ hưởng hòa bình và hạnh phúc nội tại. Những sự kiện ngoại tại không thể làm xao lãng chúng ta, và những hoàn cảnh không có năng lực để lấn áp sự hòa bình của tâm thức chúng ta. Điều này nghe có vẻ không quá thật đối với chúng ta, nhưng kinh nghiệm sẽ chứng tỏ với chúng ta rằng tất cả những điều trên là sự thật.

Những kỷ năng này rất quan trọng cho việc đạt đến thành công, chúng cho chúng ta kiểm soát hơn đối với đời sống chúng ta, giúp chúng ta thay đổi và cải thiện những thói quen, và là căn bản cho việc tự trau dồi, lớn mạnh tâm linh và thiền quán.

Thực hành những bài tập được trình bày ở đây một cách chân thành và kiên nhẫn, đời sống chúng ta sẽ bắt đầu thay đổi.

--
Will Power and Self-Discipline
Tác giả: Remez Sasson
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 16/12/2010
http://www.successconsciousness.com/index_000006.htm


Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH Empty Re: TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết